tailieunhanh - Lãnh đạo bắt đầu từ gia đình

Một trong những món quà quý giá nhất bạn có thể trao cho con cái là giúp chúng vượt qua được những ham thích trước mắt thông qua việc đặt ra các giới hạn đồng thời tự làm gương cho con. Đó cũng là một trong những món quà quý giá nhất bạn có thể trao cho những người ở dưới sự lãnh đạo hay quản lý của bạn. | Lãnh đạo bắt đầu từ gia đình Một trong những món quà quý giá nhất bạn có thể trao cho con cái là giúp chúng vượt qua được những ham thích trước mắt thông qua việc đặt ra các giới hạn đồng thời tự làm gương cho con. Đó cũng là một trong những món quà quý giá nhất bạn có thể trao cho những người ở dưới sự lãnh đạo hay quản lý của bạn. Tôi có những suy nghĩ trên sau khi đọc Trưởng thành trong thời đại kỹ thuật số Lập trình cho sự xao nhãng - đây là bài viết tuyệt vời và rất sâu sắc của Matt Richtel trên trang nhất tờ New York Times số ra ngày chủ nhật. Bài viết bàn về tác động của công nghệ mới đối với khả năng tập trung của trẻ nhỏ. Tuy thú vị là vậy song tôi ngờ rằng chẳng có mấy ai đọc cho đến hết bài báo. Bởi bài báo đó rất dài trong khi bản thân người lớn chúng ta hiện cũng đang gặp phải một vấn đề tương tự như trẻ nhỏ. Mới tuần trước đây thôi tôi còn viết một bài về chủ đề này với tựa đề Cảnh báo Sự tập trung của bạn đang bị bao vây . Nếu nói về tác động của hiện tượng con người ngày càng bị ám ảnh bởi việc kết nối qua các thiết bị điện tử con trẻ chỉ là một phiên bản phóng đại của tất thảy chúng ta mà thôi. Khi bận rộn tíu tít cả ngày với việc gửi đi cả nghìn tin nhắn chơi game hàng giờ liên tục và kiểm tra tài khoản Facebook liên tục trẻ em đang giải quyết hai nhu cầu cơ bản của chúng thỏa mãn ý thích nhất thời lấy lại sự tự tin tránh cảm giác cô đơn và sợ hãi. Game không tạo ra lỗ hổng nào trong cuộc sống cả. Nó làm đầy lỗ hổng thì đúng hơn một học sinh tên Sean McMullen nói với Richtel. Hậu quả rõ ràng nhất ở đây là khi mê mải dùng công nghệ để giải trí hay chạy trốn thực tế trẻ em sẽ không chú tâm vào học hành hoặc các hoạt động tư duy phức tạp khác. Trong một nghiên cứu gần đây 47 những học sinh nghiện công nghệ nặng đều có kết quả học tập yếu kém con số này ở những người ít sử dụng công nghệ là 23 . Những trẻ em mà tác giả Richtel nhắc đến trong bài báo trên đều đã phải học tập rất vất vả tương ứng bằng đúng thời gian chúng bỏ ra để vào mạng. Chuyện tương

TỪ KHÓA LIÊN QUAN