tailieunhanh - LUẬN VĂN: Cơ sở lý luận và thực tiễn khắc phục án tồn đọng trong thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay

Thi hành án dân sự là một loại hoạt động của Nhà nước nhằm đưa bản án, quyết định dân sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật được thực hiện trên thực tế. Thông qua thi hành án dân sự, những phán quyết của Tòa án nhân danh Nhà nước về mặt dân sự, sẽ được thi hành, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, góp phần giữ vững kỷ cương, phép nước, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy, thi. | LUẬN VAN Cơ sở lý luận và thực tiễn khắc phục án tồn đọng trong thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Thi hành án dân sự là một loại hoạt động của Nhà nước nhằm đưa bản án quyết định dân sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật được thực hiện trên thực tế. Thông qua thi hành án dân sự những phán quyết của Tòa án nhân danh Nhà nước về mặt dân sự sẽ được thi hành bảo đảm lợi ích của Nhà nước quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức công dân góp phần giữ vững kỷ cương phép nước tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy thi hành án nói chung thi hành án dân sự nói riêng đã trở thành một nguyên tắc hiến định. Điều 136 Hiến pháp năm 1992 quy định Các bản án và quyết định của Tòa án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan nhà nước tổ chức kinh tế tổ chức xã hội các đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân tôn trọng những người và đơn vị hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành . Sau hơn mười năm kể từ khi nhiệm vụ quản lý và tổ chức thi hành án dân sự được chuyển từ Tòa án nhân dân sang Chính phủ tháng 6 năm 1993 hệ thống các cơ quan thi hành án đã được hình thành và phát triển trong cả nước thi hành án dân sự bước đầu đạt được những kết quả đáng ghi nhận làm giảm đáng kể số lượng án tồn đọng. Đáng chú ý nhiều vụ việc phức tạp tồn đọng lâu năm đã được tổ chức thi hành dứt điểm một số án đặc biệt lớn tính chất hết sức phức tạp có ảnh hưởng lớn về kinh tế cũng như trật tự an toàn xã hội cũng đã được Nhà nước quan tâm chỉ đạo như vụ Epco - Minh Phụng phải thi hành án tỷ đồng vụ Tân Trường Sanh phải thi hành án trên tỷ đồng. Kết quả đạt được nói trên phản ánh sự cố gắng nỗ lực của toàn ngành tư pháp nói chung cũng như đội ngũ cán bộ thi hành án dân sự nói riêng sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp ủy Đảng chính quyền địa phương sự phối hợp chặt chẽ của các ngành hữu quan trong thi hành án dân sự. Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm thi hành án dân sự còn bộc lộ nhiều tồn tại yếu kém chưa đáp ứng được yêu cầu .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN