tailieunhanh - LUẬN VĂN: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về dân chủ ở xã

Tại Việt Nam, nghiên cứu về dân chủ ở các làng xã có vị trí đặc biệt quan trọng. ông Vũ Đình Hòe, trong Hồi Ký Thanh Nghị đã nhận định: "Muốn tìm hiểu lịch sử hình thành dân tộc Việt Nam thì phải tìm hiểu cộng đồng làng xã, và muốn xây dựng lại đất nước Việt Nam thì cũng phải bắt đầu bằng việc xây dựng lại cộng đồng làng xã. Vì không có làng xã Việt Nam thì không có quốc gia Việt Nam" [43, tr. 318]. Dân chủ là đề tài cũ nhưng luôn mới. Cũ vì. | LUẬN VÃN Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về dân chủ ở xã 1. Lý do lựa chọn đề tài Tại Việt Nam nghiên cứu về dân chủ ở các làng xã có vị trí đặc biệt quan trọng. ông Vũ Đình Hòe trong Hồi Ký Thanh Nghị đã nhận định Muốn tìm hiểu lịch sử hình thành dân tộc Việt Nam thì phải tìm hiểu cộng đồng làng xã và muốn xây dựng lại đất nước Việt Nam thì cũng phải bắt đầu bằng việc xây dựng lại cộng đồng làng xã. Vì không có làng xã Việt Nam thì không có quốc gia Việt Nam 43 tr. 318 . Dân chủ là đề tài cũ nhưng luôn mới. Cũ vì sự thật dân chủ có những tiền đề từ thời cổ đại được phát triển với rất nhiều tư tưởng luận thuyết khác nhau nhưng đến hôm nay nó vẫn mới mẻ vẫn là vấn đề mang tính thời sự vẫn mở ra rất nhiều cơ hội tiếp tục tìm tòi khám phá tìm ra hướng phát triển cho mỗi nhà nước mỗi cộng đồng. Dân chủ ở xã đang là vấn đề bức xúc hiện nay. Dân chủ ở xã nếu được phát huy nghiêm túc đúng hướng sẽ thực sự là đòn bẩy quan trọng là chiếc chìa khóa mở ra tạo sự chuyển biến quan trọng trên nhiều phương diện với đất nước có hơn 80 dân cư làm nông nghiệp như Việt Nam. Dân chủ hóa cũng chính là để phát huy các tiềm năng tài năng của con người các năng lực xã hội và cũng chính là phát huy nội lực của dân tộc. Sở dĩ tác giả lựa chọn vấn đề dân chủ ở xã mà không phải dân chủ ở cấp xã bao gồm xã - phường - thị trấn vì phường và thị trấn có những đặc điểm riêng khác so với cơ sở xã. Phường và thị trấn ít bị các quan hệ dòng tộc làng xóm tác động và có trình độ văn hóa cao hơn ở xã. Xã là nơi tập trung chủ yếu của cư dân nông thôn với địa bàn rộng lớn chiếm khoảng 80 dân số 70 lao động xã hội và chiếm tới 85 trong tổng số các đơn vị hành chính cấp cơ sở có đặc điểm chung là nơi vẫn còn chịu ảnh hưởng nặng nề tàn tích của chế độ phong kiến nhưng cũng lưu giữ được nhiều truyền thống tốt đẹp có thể kế thừa trong quá trình mở rộng dân chủ hiện nay. Tiếp xúc với cán bộ nhân dân ở một số xã trên địa bàn các tỉnh phía Bắc tác giả có cơ hội được trao đổi trực tiếp và cảm nhận nhiều sự đổi

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN