tailieunhanh - LUẬN VĂN: Giám sát của Quốc hội đối với hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân
Trong bộ máy nhà nước nói riêng và trong hệ thống chính trị nói chung ở Việt Nam hiện nay, Tòa án nhân dân (TAND) có một vị trí đặc biệt quan trọng. Với những đặc trưng của hoạt động xét xử, hệ thống tòa án có khả năng đem đến cho các bên tranh tụng sự công bằng, góp phần thiết lập trật tự xã hội. Tuy nhiên, hoạt động của hệ thống tòa án cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ nếu những nguyên tắc sống còn của hoạt động tố tụng không được bảo đảm. Khi đó,. | LUẬN VĂN Giám sát của Quốc hội đối với hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bộ máy nhà nước nói riêng và trong hệ thống chính trị nói chung ở Việt Nam hiện nay Tòa án nhân dân TAND có một vị trí đặc biệt quan trọng. Với những đặc trưng của hoạt động xét xử hệ thống tòa án có khả năng đem đến cho các bên tranh tụng sự công bằng góp phần thiết lập trật tự xã hội. Tuy nhiên hoạt động của hệ thống tòa án cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ nếu những nguyên tắc sống còn của hoạt động tố tụng không được bảo đảm. Khi đó không những quyền lợi chính đáng của các đương sự không được bảo đảm mà uy tín của Nhà nước cũng bị giảm sút. Trước tình hình trên tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ ba khóa VIII Đảng đã đặt vấn đề tiếp tục đổi mới hoạt động giám sát của Quốc hội trong đó có giám sát hoạt động xét xử của TAND. Tại kỳ họp thứ ba Quốc hội khóa XI năm 2003 Quốc hội đã thông qua Luật hoạt động giám sát. Đây là đạo luật rất quan trọng thể chế hóa đường lối của Đảng và cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp các luật về tổ chức bộ máy nhà nước về trình tự thủ tục thẩm quyền giám sát của Quốc hội nói chung và hoạt động xét xử của hệ thống tòa án nói riêng. Trên cơ sở đường lối chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước những năm qua công tác giám sát của Quốc hội đối với công tác xét xử của Tòa án đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Thông qua hoạt động giám sát giúp cho hoạt động xét xử của Tòa án đúng người đúng tội đúng pháp luật hơn tránh được những oan sai trong xét xử. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được hoạt động giám sát của Quốc hội đối với công tác xét xử của TAND cũng còn nhiều bất cập như hệ thống pháp luật điều chỉnh quan hệ này còn thiếu tính cụ thể. Công tác giám sát còn mang tính thời điểm không thường xuyên. Kiến thức pháp luật nói chung và kiến thức pháp luật tố tụng nói riêng của các đại biểu đi giám sát còn hạn chế và không đồng đều. Tất cả những điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả chất .
đang nạp các trang xem trước