tailieunhanh - Dế dũi làm thuốc

Theo dược học cổ truyền, dế dũi, còn gọi là lậu cô, thổ cẩu Tên khoa học là Gryllotalpa africana Palisot et Beauvoi, vị mặn, tính lạnh, không độc, có công dụng lợi thuỷ thông tiện, thường được dùng để chữa thuỷ thũng, thạch lâm (đái sỏi), tiểu tiện bất lợi, lao hạch, nhọt độc ung thũng | Dế dũi làm thuốc - Theo dược học cổ truyền dế dũi còn gọi là lậu cô thổ cẩu. Tên khoa học là Gryllotalpa africana Palisot et Beauvoi vị mặn tính lạnh không độc có công dụng lợi thuỷ thông tiện thường được dùng để chữa thuỷ thũng thạch lâm đái sỏi tiểu tiện bất lợi lao hạch nhọt độc ung thũng. Ví dụ như - Tiểu tiện bất lợi Dế dũi 6 con đăng tâm thảo 15g sắc uống. - Thuỷ thũng Dế dũi 30g đại hoàng 15g trạch tả 15g sấy khô tán bột uống mỗi ngày 2 lần mỗi lần 5g với rượu vàng. Hoặc dế dũi lượng vừa đủ sấy khô tán bột uống mỗi ngày 6g chia 2 lần sáng chiều. - Sỏi tiết niệu Dế dũi 7 con sấy khô tán bột chia uống 3 lần trong ngày với rượu vàng. - Cổ chướng mức độ nhẹ do xơ gan đái ít Dế dũi 6 con sấy khô tán bột chia uống 3 lần trong ngày. - Bí tiểu sau phẫu thuật Dế dũi 7 con bọ hung 7 con sao tồn tính bằng nồi đất mới tán bột uống với nước trắng. Hoặc 30g sao tồn tính tán bột mỗi ngày uống 2 lần mỗi lần 3g với rượu vàng hoặc nước ấm. - Phù do viêm thận tiểu ít và đỏ bụng chướng khó chịu Dế dũi 7 con vỏ dưa chuột già 30g sắc kỹ 2 lần lấy 200 ml chia uống 2 lần trong ngày. - Bị mũi tên hoặc gai đâm vào trong thịt không lấy ra được Dế dũi lượng vừa đủ giã nát rịt vào vết thương. - Vết thương do dao chém Dế dũi lượng vừa đủ sấy khô tán bột trộn với dầu vừng rồi bôi lên vết thương. - Lao hạch vùng cổ Lấy vỏ lột xác của dế dũi 7 cái hoặc lấy thịt sống tán bột và một chút bột đinh hương rồi đắp bên ngoài tổn thương dùng băng cố định lại. - Phù nề chi dưới Dế dũi 5 con địa long 10g vỏ bí đao 20g râu ngô 30g trư linh 10g trạch tả 10g sắc uống mỗi ngày 1 .