tailieunhanh - VĂN BẢN LUẬT SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10; Quốc hội ban hành Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. CHƯƠNG I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Luật này quy định về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; chính sách, biện pháp thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong sử dụng. | LUẬT SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51 2001 QH10 Quốc hội ban hành Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. CHƯƠNG I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Luật này quy định về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả chính sách biện pháp thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả quyền nghĩa vụ trách nhiệm của tổ chức hộ gia đình cá nhân trong sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Điều 2. Đối tượng áp dụng Luật này áp dụng đối với tổ chức hộ gia đình cá nhân sử dụng năng lượng tại Việt Nam. Điều 3. Giải thích từ ngữ Trong Luật này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau 1. Năng lượng bao gồm nhiên liệu điện năng nhiệt năng thu được trực tiếp hoặc thông qua chế biến từ các nguồn tài nguyên năng lượng không tái tạo và tái tạo. 2. Tài nguyên năng lượng không tái tạo gồm than đá khí than dầu mỏ khí thiên nhiên quặng urani và các tài nguyên năng lượng khác không có khả năng tái tạo. 3. Tài nguyên năng lượng tái tạo gồm sức nước sức gió ánh sáng mặt trời địa nhiệt nhiên liệu sinh học và các tài nguyên năng lượng khác có khả năng tái tạo. 4. Nhiên liệu là các dạng vật chất được sử dụng trực tiếp hoặc qua chế biến để làm chất đốt. 1 5. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là việc áp dụng các biện pháp quản lý và kỹ thuật nhằm giảm tổn thất giảm mức tiêu thụ năng lượng của phương tiện thiết bị mà vẫn bảo đảm nhu cầu mục tiêu đặt ra đối với quá trình sản xuất và đời sống. 6. Kiểm toán năng lượng là hoạt động đo lường phân tích tính toán đánh giá để xác định mức tiêu thụ năng lượng tiềm năng tiết kiệm năng lượng và đề xuất giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với cơ sở sử dụng năng lượng. 7. Nhãn năng lượng là nhãn cung cấp thông tin về loại năng lượng sử dụng mức tiêu thụ năng lượng hiệu suất năng lượng và các thông tin khác giúp người tiêu dùng nhận biết và lựa chọn phương tiện thiết bị tiết kiệm .
đang nạp các trang xem trước