tailieunhanh - Đề tài: Lễ hội Quan Thế Âm Đà Nẵng

Mùa xuân - mùa khởi đầu cho một năm, mùa sinh sôi nảy nở của vạn vật, cỏ cây,. Giữa tiết trời ấm áp ấy, lòng người phơi phới rủ nhau đi hội, hành hương về cội nguồn, vui chơi và cầu mong cho mùa màng tốt tươi, con người hạnh phúc. Mỗi lễ hội mang một nét tiêu biểu và giá trị riêng, nhưng bao giờ cũng hướng tới một một đối tượng linh thiêng cần được suy tôn như những vị anh hùng chống ngoại xâm, những người có công dạy dỗ truyền nghề, chống thiên tai, diệt trừ ác thú, giàu lòng cứu nhân. | Như vậy, từ trung tâm thờ tự Quán Thế Âm ở Đà Nẵng, có thể so sánh với tín ngưỡng này ở phía Bắc và vùng Nam Bộ. Từ phong cách thờ tự đến vị trí đặt để tượng thờ hoàn toàn khác biệt nhau khi đi dần vào phương Nam. Nếu như ở miền Bắc, Quán Thế Âm được đặt thờ với nhiều phong cách và loại hình khác biệt, có tượng Quan Âm tống tử, Quan Âm tọa sơn, Thiên Thủ Thiên Nhãn, được đặt thờ tại chính điện, thì khi đi vào miền Trung và Nam Bộ, pho tượng Quan Âm Nam Hải lại được thờ tự phổ biến hơn, có kích thước lớn, được đặt trong một không gian khác trước, thường ở vườn chùa. Thậm chí pho tượng Quan Âm Thị Kính, ít thấy phổ biến ở phía Bắc, cũng được thờ tự tại các ngôi chùa miền Nam, trước cửa vào chính điện, như trường hợp tại chùa Tây An (núi Sam Châu Đốc). Sự thay đổi về hình thức thờ tự các loại hình Quán Thế Âm khác nhau cho thấy dấu ấn của vùng sông nước Nam Bộ. Quan Âm Nam Hải và Thiên Hậu Thánh Mẫu đã trở thành những vị bồ tát cứu độ người đi lại trên vùng sông nước, biển cả. Vì vậy, có thể giải thích vì sao tại tỉnh Bạc Liêu, vào những ngày vía của Quán Thế Âm và Thiên Hậu Thánh mẫu, khách thập phương từ các nơi về tham dự đông đảo.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN