tailieunhanh - Tâm vận động theo bút

Từ bấy lâu nay, Đặng Tin Tưởng (sinh năm 1945) được biết đến như một họa sỹ rất khảng khái và thành thực. Ông chưa bao giờ giấu cả cái mạnh và cái yếu của mình với đồng nghiệp, cũng như cần mẫn lao động nghệ thuật để bù đắp cho sở đoản của mình. Khi hầu hết các họa sỹ chọn những lối vẽ sơn dầu, sơn mài, cho phép tung tăng trên bề mặt tấm toan và tấm vóc, thì ông lại chọn tranh Sơn khắc, một chất liệu mà rất ít người có thể theo đuổi. | Tâm vận động theo bút Từ bấy lâu nay Đặng Tin Tưởng sinh năm 1945 được biết đến như một họa sỹ rất khảng khái và thành thực. Ông chưa bao giờ giấu cả cái mạnh và cái yếu của mình với đồng nghiệp cũng như cần mẫn lao động nghệ thuật để bù đắp cho sở đoản của mình. Khi hầu hết các họa sỹ chọn những lối vẽ sơn dầu sơn mài cho phép tung tăng trên bề mặt tấm toan và tấm vóc thì ông lại chọn tranh Sơn khắc một chất liệu mà rất ít người có thể theo đuổi một cách chuyên nghiệp bởi nó đòi hỏi sức khỏe sự kiên nhẫn tay cầm dao khắc vừa phải cứng cỏi vừa phải khéo léo và tỷ mẩn mà hiệu quả cuối cùng của bức tranh lại nhiều tính trang trí hơn biểu hiện. Ngay từ những năm 1980 Đặng Tin Tưởng đã thực hiện những bức tranh khắc khổ lớn lúc ấy chỉ còn vài người làm tranh sơn khắc mà thôi như Công Văn Trung Huỳnh Văn Thuận Nguyễn Nghĩa Duyện và vài người trẻ khác làm cho biết chất liệu này rồi rút lui ngay. Tuy nhiên chất liệu sơn khắc lại phù hợp với việc diễn tả cảnh lớn nhiều chi tiết với những phong cảnh có chiều rộng và hoạt cảnh lịch sử đặc biệt là vẽ các di tích cổ đình đền chùa hội làng nhiều cảnh vật và mầu sắc. Nó cũng phù hợp với lối diễn tả không gian thấu thị tẩu mã và thấu thị phi điểu để vẽ sự vật dàn trải như ngồi trên yên ngựa mà nhìn cảnh vật dàn phía sau hay nhìn như chim bay trên trời thấy cả một vùng rộng. Đó cũng là đặc điểm của con mắt nghệ thuật phương Đông truyền thống. Một bức tranh sơn khắc của họa sĩ Đặng Tin Tưởng Khi làm tranh sơn khắc Đặng Tin Tưởng thường lại sử dụng không gian ba chiều kết hợp không gian phi điểu ở vài góc độ. Cái nhìn trở nên toàn cảnh hơn một số khu vực chi tiết được vẽ đến mức tối đa hoặc cố tình làm ra vẻ rối loạn những chổ khác lại gợi mảng trống và khái quát. Họa sỹ đã quản lý rất chi tiết bề mặt tranh sơn khắc của mình nhưng vẫn gợi được lên vẻ nên thơ của cảnh vật và xúc cảm thẩm mỹ của người phương Đông. Thành công đến như vậy nhưng hình như ông cũng phải từ bỏ tranh sơn khắc. Ngày đầu năm 2009 khi đến thăm xưởng họa của ông

TỪ KHÓA LIÊN QUAN