tailieunhanh - Báo cáo " Những căn cứ để quy định giới hạn của việc xét xử sơ thẩm vụ án hình sự "

Giới hạn của việc xét xử l chế định pháp lí quan trọng có liên quan đến nhiều chế định khác của luật tố tụng hình sự. Vì thế khi quy định giới hạn của việc xét xử phải dựa v o những căn cứ có tính khoa học đ-ợc rút ra từ lí luận v thực tiễn. Chính những căn cứ n y giúp nh l m luật cân nhắc mọi khả năng, dự liệu các tình huống để quy định giới hạn của việc xét xử cho mỗi cấp tòa án. Để góp phần v o việc sửa. | XÂy DƯNG PHÁP LUẬT NHỮNG CĂN cứ ĐỂ Quy ĐỊNH GIỚI HẠN CỦA VIỆC XÉT xử sơ THẨM vụ ÁN HÌNH sư Giới hạn của việc xét xử là chế định pháp lí quan trọng có liên quan đến nhiều chế định khác của luật tố tụng hình sự. Vì thế khi quy định giới hạn của việc xét xử phải dựa vào những căn cứ có tính khoa học đuợc rút ra từ lí luận và thực tiễn. Chính những căn cứ này giúp nhà làm luật cân nhắc mọi khả năng dự liệu các tình huống để quy định giới hạn của việc xét xử cho mỗi cấp tòa án. Để góp phần vào việc sửa đổi bổ sung Bộ luật tố tụng hình sự BLTTHS theo chúng tôi cần dựa vào những căn cứ sau đây khi quy định giới hạn của việc xét xử. 1. Căn cứ vào sự phân đinh chức năng nhiệm vụ của viện kiểm sát và tòa án trong tố tụng hình sự Trong tố tụng hình sự viện kiểm sát có chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật và thực hành quyền công tố nhằm đảm bảo cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất còn tòa án có chức năng xét xử. Nhiệm vụ của tòa án và viện kiểm sát vừa có điểm giống nhau vừa có điểm khác nhau. Ngoài nhiệm vụ chung là bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ tập thể của nhân dân bảo vệ tài sản của Nhà nước của tập thể bảo vệ tính mạng tài sản tự do danh dự và nhân phẩm của công dân thì Điều 2 Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân năm 1992 còn quy định viện kiểm sát có nhiệm vụ bảo đảm để mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước của tập thể quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Ths. NGUyẾN VĂN HUyÊN đều phải xử lí theo pháp luật. Thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình sau khi nhận được bản kết luận điều tra và đề nghị truy tố của cơ quan điều tra viện kiểm sát xem xét và quyết định việc truy tố bị can. Tại phiên tòa viện kiểm sát giữ quyền công tố thực hiện việc buộc tội đề nghị kết tội bị cáo theo nội dung của quyết định truy tố hoặc có thể rút toàn bộ quyết định truy tố và đề nghị hội đổng xét xử tuyên bố bị cáo không có tội. Nhưng viện kiểm sát không có quyền quyết định về tội phạm và hình phạt của bị cáo. .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN