tailieunhanh - Nguồn gốc của sự ham mê săn tìm cái mới trong nghệ thuật

Modigliani, Khoả thân (1916) Trong hội hoạ ở phương tây, có một hiện tượng khó giải thích, nếu ta chỉ đơn thuần đứng trên bình diện mỹ học để suy luận, đó là sự thay đổi liên tục từ cách thể hiện, đến quan niệm về cái đẹp, từ ít ra hơn 25 thế kỷ nay, kể từ Platon, trải qua nhiều thời kỳ nghệ thuật, với nhiều trường phái nối tiếp theo nhau. Trường phái nghệ thuật nào cũng cho rằng cách nhìn và cách thể hiện của mình là đúng, lý thuyết của mình là vững chắc, và. | Nguồn gốc của sự ham mê săn tìm cái mới trong nghệ thuật Văn Ngọc Modigliani Khoả thân 1916 Trong hội hoạ ở phương tây có một hiện tượng khó giải thích nếu ta chỉ đơn thuần đứng trên bình diện mỹ học để suy luận đó là sự thay đổi liên tục từ cách thể hiện đến quan niệm về cái đẹp từ ít ra hơn 25 thế kỷ nay kể từ Platon trải qua nhiều thời kỳ nghệ thuật với nhiều trường phái nối tiếp theo nhau. Trường phái nghệ thuật nào cũng cho rằng cách nhìn và cách thể hiện của mình là đúng lý thuyết của mình là vững chắc và đã đem đến cho nghệ thuật một cái gì mới mẻ. Cá nhân các nghệ sĩ khi sáng tác cũng đều nhằm một mục đích săn tìm cái mới cái mà chưa ai làm trước mình và nói lên được cái tôi độc đáo của mình. Trong cuộc chạy đua với chính mình nhằm vượt xa hơn cái mình đã sáng tạo ra người hoạ sĩ ít khi nào hoàn toàn thoả mãn. Vì thế mà sau mỗi tác phẩm một cuộc săn tìm mới lại bắt đầu. Tác phẩm đến sau như đẩy lùi phủ nhận ít ra một phần nào tác phẩm đến trước nhưng đôi khi cũng đem đến một sự gì mới mẻ. Với sự ra đời của tác phẩm Diễn từ về phương pháp luận của Descartes 1637 vai trò của chủ thể cái tôi bắt đầu có một địa vị xứng đáng trong triết học. Bước vào thế kỷ XVIII nhờ ở những phát hiện của các triết gia như Jean-Pierre de Crousaz 1715 David Hume 1757 và nhất là Kant 1790 cái đẹp được xem như chỉ có tính chất chủ quan nó không tồn tại ở trong bản thân sự vật mà tuỳ thuộc ở sự phán đoán của chủ thể. Nghệ thuật ở phương tây nói chung càng về sau này kể từ giữa thế kỷ XIX trở đi khi ý thức về cái tôi và về quyền tự do cá nhân càng phát triển bao nhiêu thì cái xu hướng cá nhân hoá tác phẩm lại càng được đẩy xa hơn bấy nhiêu. Song dưới con mắt của người thưởng thức nghệ thuật cũng như đối với dư luận nói chung thì cái đúng cái sai trong nghệ thuật quả là khó mà quyết đoán được do đó không có cái gì là phải loại bỏ một cách dứt khoát mỗi phong cách mỗi thời kỳ nghệ thuật đều có cái hay cái dở của nó tuỳ theo những điều kiện xã hội đã tạo ra nó cũng như tuỳ theo trình độ