tailieunhanh - Bệnh nghẹt rễ sinh lý lúa
1. Triệu chứng Lá lúa bị úa vàng, lúa ngừng sinh trưởng không đẻ nhánh, rễ lúa thâm đen có mùi tanh, không ra được rễ trắng. 2. Nguyên nhân gây bệnh: Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do đất chua phèn, đất ruộng yếm khí, thời tiết rét, chế độ phân bón không hợp lý, cấy sâu tay và bùn lắng bó gốc lúa làm rễ lúa không phát triển được 3. Biện pháp phòng trừ - Những chân ruộng lầy thụt, ruộng ven đồi, ruộng ngập úng thường xuyên cần phải bón lót vôi bột khi làm. | Bệnh nghẹt rễ sinh lý lúa 1. Triệu chứng Lá lúa bị úa vàng lúa ngừng sinh trưởng không đẻ nhánh rễ lúa thâm đen có mùi tanh không ra được rễ trắng. 2. Nguyên nhân gây bệnh Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do đất chua phèn đất ruộng yếm khí thời tiết rét chế độ phân bón không hợp lý cấy sâu tay và bùn lắng bó gốc lúa làm rễ lúa không phát triển được 3. Biện pháp phòng trừ - Những chân ruộng lầy thụt ruộng ven đồi ruộng ngập úng thường xuyên cần phải bón lót vôi bột khi làm đất với lượng vôii bột từ 20 - 30kg sào 360 m2 . Bón lót phân hữu cơ đã ủ hoai mục kết hợp bón lót phân lân với lượng 20 - 25kg sào. Nếu thấy lúa vẫn mắc bệnh cần phải xử lý ngay bằng cách Tháo cạn nước bón 15kg vôi bột 10kg - 15kg phân lân 1 sào sục bùn cho ruộng thoáng khí kích thích lúa ra rễ phun phân bón qua lá như Thiên nông hoặc KOMIC. Tuyệt đối không bón phân đạm trong thời kỳ này. Khi nào bệnh khỏi lúa có rễ trắng lá lúa xanh lúa có thêm lá mới thì tiếp tục bón phân đạm và chăm sóc bình thường. - Trong thời gian rét nhiệt độ trung bình ngày dưới 15 độ C không cấy lúa không làm cỏ bón đạm không phun thuốc trừ cỏ giữ nước trong ruộng cao 3 - 5cm không để ruộng lúa khô hạn. - Bừa kéo cấy xong để bùn lắng sau 10 giờ mới cấy lúa. Nên cấy nông tay bằng mạ xúc sẽ hạn chế được .
đang nạp các trang xem trước