tailieunhanh - Frédéric Chopin (1810 - 1849) 2

Frédéric Chopin (1810 - 1849) 2 Frédéric Chopin chết vì bệnh lao phổi vào ngày 17-10-1849 tại thành phố Paris. Theo lời yêu cầu của chàng nhạc sĩ lãng mạn này, bản nhạc Cầu Hồn Requiem của Mozart đã được đàn lên trong buổi tang lễ. Đám tang của Frédéric Chopin thật là rực rỡ. Các nhà quý tộc, các văn nghệ sĩ lừng danh đã đến viếng thăm quan tài trong đó có cả Meyerbeer, Berlioz và Delacroix nhưng nữ văn sĩ George Sand đã vắng mặt. Frédéric Chopin được chôn trong lòng đất Paris cùng với nắm đất của. | Frédéric Chopin 1810 - 1849 2 Frédéric Chopin chết vì bệnh lao phổi vào ngày 17-10-1849 tại thành phố Paris. Theo lời yêu cầu của chàng nhạc sĩ lãng mạn này bản nhạc Cầu Hồn Requiem của Mozart đã được đàn lên trong buổi tang lễ. Đám tang của Frédéric Chopin thật là rực rỡ. Các nhà quý tộc các văn nghệ sĩ lừng danh đã đến viếng thăm quan tài trong đó có cả Meyerbeer Berlioz và Delacroix nhưng nữ văn sĩ George Sand đã vắng mặt. Frédéric Chopin được chôn trong lòng đất Paris cùng với nắm đất của xứ Ba Lan mà chàng nhạc sĩ đã mang theo khi rời quê hương. Các tác phẩm chính của Frédéric Chopin. Các tác phẩm của Chopin gồm phần âm nhạc dành cho dương cầm và dàn nhạc với 2 concerto dương cầm phần nhạc thính phòng và một số bài hát nhưng quan trọng nhất là phần nhạc dương cầm gồm 4 bản nhạc khúc kể chuyện ballades nhạc khúc tùy hứng cung Fa thứ Fantasy in F minor 1841 nhạc khúc ru em Berceuse 1844 nhạc khúc đưa đò Barcarolle 1846 3 sônát sonatas các dạo khúc luyện khúc nhạc khúc đêm nhạc khúc sinh động nhạc khúc mazurka nhạc khúc rondo hành khúc và biến khúc. Các sáng tác của Chopin đều liên hệ chặt chẽ với cây đàn dương cầm đặc biệt nhờ vào sự tăng thêm các phím đàn. Chopin lại là nhạc sĩ rất khéo léo biết cách dùng bàn đạp pedal của đàn dương cầm để có được các cấp độ về sắc nhạc color và tiếng vang sonority cũng như thí nghiệm nhiều về các cách bấm phím mới new fingerings dùng hết khả năng của ngón cái hay ngón thứ 5 trên các phím đen tận dụng cách trượt ngón từ phím đen xuống phím trắng hay dùng kỹ thuật bắt chéo tay. Nhờ kỹ thuật ngón của Chopin các bản đàn rất khó biểu diễn trước kia nay trở nên dễ dàng và do trí tưởng tượng sáng tạo về kỹ thuật các luyện khúc của Chopin đã làm cho các bài tập tầm thường biến thành các nhạc phẩm mang chất lượng biểu diễn. Chopin còn cải tiến hòa âm với các nét nhạc trữ tình bay bổng nhờ đó đã đứng ngang hàng với Liszt và Wagner là hai nhạc sĩ đã nới rộng các quan niệm quy ước về cung điệu tonality . Chopin đã dùng kỹ thuật của đàn .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN