tailieunhanh - Cơ sở lý thuyết các phản ứng hóa học part 9

Tham khảo tài liệu 'cơ sở lý thuyết các phản ứng hóa học part 9', khoa học tự nhiên, hoá học phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Ag - Ag e -E - 0 80 V 2H 2e ---- H2 E 0 00 V 2Ag 2H ----- 2Ag H2 E in -0 80 V có thế của phản ứng mang dấu âm nghĩa là AG của phản ứng 0 nên phản ứng không thể tự diễn biến. Chính vì vậy mà thực tế chúng ta đã biết đồng bạc vàng rất bền trong nước chẳng hạn vàng ở các con tàu đắm tồn tại hàng thế kỉ trong nước mặn mà vẫn không bị ăn mòn. Chúng ta cũng cần lưu ý rằng những kim loại hoạt động mạnh như kim loại kiém kiềm thổ trừ Mg đẩy được hiđro ra khỏi nước do đó trên thực tế chỉ các kim loại đứng sau magie trong dãy điện thế mới có thể đẩy kim loại hoạt động yếu hơn ra khỏi dung dịch muối của nó. Tuy nhiên trong thực tế có những kim loại đứng phía trái nhưng vẫn không đẩy được kim loại đứng phía phải trong dãy điện thế ra khỏi dung dịch. Nguyên nhân của sự không tương quan giữa tiên đoán lí thuyết với thực tế là do lí thuyết dựa vào dãy điện thế. Dãy điện thế được xây dựng trên cơ sở các giá trị thế điên cực chuẩn mà các thế điện cực chuẩn được xác định thuần tuý dựa vào nhiệt động học. Bức tranh hiện thực phức tạp hơn cân bằng nhiệt động học thuần tuý bởi vì phương pháp thực nghiệm để sắp xếp các kim loại theo dãy điện thế không kể đến các tham số động học của hệ nghiên cứu nghĩa là không chú ý đến tốc độ của quá trình mà thực tế thì nhiều phản ứng điện cực xảy ra rất chậm. Ngoài ra cũng thường hay gặp trường hợp kim loại bị phủ lớp oxit bảo vê nên không đẩy được kim loại đứng sau nó. Thí dụ như trong trường hợp Mg vì lớp màng oxit bao phủ kim loại đã làm cản trở sự di chuyển của các ion Mg2 từ bề mặt kim loại vào dung dịch. Chính vì vậy kim loại magie không đẩy được kẽm ra khỏi dung dịch của Zn2 . Các phản ứng ghi ở dưới dãy điện họá ở hình tuy không xảy ra trong dung dịch nước nhưng vẫn có mối liên quan có tính quy luật đối với thế điện cực của kim loại. Nguyên nhân sâu sa của vấn đề đó là như sau Phản ứng của kim loại với hơi nước ở nhiệt độ cao giải phóng hiđro và phản ứng của kim loại với oxi đều đặc trưng cho tính khử của kim loại đều là phản ứng oxi hoá

TỪ KHÓA LIÊN QUAN