tailieunhanh - Giáo trình phân tích quy trình nghiên cứu nguyên lý giao thoa các chấn động trong bước sóng p4

Tham khảo tài liệu 'giáo trình phân tích quy trình nghiên cứu nguyên lý giao thoa các chấn động trong bước sóng p4', khoa học tự nhiên, vật lý phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Bán kính các vân tăng tỉ lệ với các sô nguyên liên tiêp. Do đó càng xa tâm vân càng khít lại với nhau. Nêu cô định f và k bán kính vân thứ k tỉ lệ nghịch với Tẽ. Nghĩa là nêu so sánh bán kính hai vân tròn thứ k ứng với hai bản khác nhau thì bản càng mỏng bán kính vân càng lớn. Bản mỏng có thể là một lớp không khí hai mặt song song giới hạn ở giữa hai bản thủy tinh mặt song song. Ta gọi là bản không khí. Với một bản không khí như vậy ta có thể thay đổi bề dày của bản một cách liên tục. Chúng ta hãy xét các biên đổi tương ứng của hệ vân giao thoa. Giả sử tăng e từ từ. Theo công thức bậc giao thoa tại tâm cũng như tại mọi điểm khác tăng lên. Xét một vân bất kỳ có hiệu quang lộ là A 2 ne cos r -2 p X p là bậc giao thoa tai vân quan sát. Ta quan sát một trạng thái giao thoa nhất định thì p không đổi. Vậy khi e tăng thì cos r phải giảm nghĩa là r tăng hay góc i tăng do đó bán kính của vân này tăng lên. Hậu quả là tại tâm xuất hiện các vân mới hệ vân mở rộng ra chạy ra xa tâm. Lý luận tương tự khi giảm bề dày e các vân thu nhỏ lại chạy vào tâm và biên mất. Ta cũng có thể quan sát vân giao thoa với góc tới 900 Hình 21 . Vân giao thoa là những đường thẳng song song với các mặt của bản. Bên trong bản ánh sáng phản xạ dưới các góc gần bằng góc giới hạn nên cường độ tia phản xạ khá lớn do đó một tia sáng có thể phản xạ nhiều lần. Như vậy ta có sự giao thoa của nhiều tia. Với cách bô trí ở hình 21 các vân hiện lên ở mặt phẳng tiêu của thấu kính L. Bản mỏng bô trí như vậy được gọi là bản Lummre-Gercker. Hình 21 2. Bản mỏng có bề dày thay đổi vân cùng độ dày. a. Phân tích hiện tượng Hình 22 Ta xét một bản mỏng trong suốt chiết suất n có bề dày e thay đổi. Tia tới SI sẽ cho hai tia kết hợp phản xạ ở mặt trên và mặt dưới của bản. Hai tia này giao thoa tại M. Vì bản mỏng hai điểm I và I1 rất gần nhau. Trong khoảng nhỏ này bản mỏng có thể xem như có hai mặt song song. Hiệu quang lộ giữa hai tia khi tới M là A 2 ne cos r -2 e là bề dày trung bình trong khoảng n. Tuy nhiên .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN