tailieunhanh - Lý luận phê bình - Hiện tại và tương lai

Chiều về trên sông Đồng Nai - Ảnh: LÂM CÓN (Trích tham luận tại Hội thảo LLPB nhiếp ảnh): Những nhà lý luận phê bình của ngành nhiếp ảnh Việt Nam thực sự không nhiều. Chúng ta có thể nhìn thấy tên tuổi của họ trên Tạp chí Nhiếp ảnh của Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, trên Tạp chí Ánh sáng đẹp, trên một số tờ báo thường ngày và gần đây là trên Tạp chí Thế giới Ảnh. Hầu hết họ là những nhà nhiếp ảnh, những người có kinh nghiệm trong sáng tác, có kiến thức về. | Lý luận phê bình - Hiện tại và tương lai Chiều về trên sông Đồng Nai - Ảnh LÂM CÓN Trích tham luận tại Hội thảo LLPB nhiếp ảnh Những nhà lý luận phê bình của ngành nhiếp ảnh Việt Nam thực sự không nhiều. Chúng ta có thể nhìn thấy tên tuổi của họ trên Tạp chí Nhiếp ảnh của Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam trên Tạp chí Ánh sáng đẹp trên một số tờ báo thường ngày và gần đây là trên Tạp chí Thế giới Ảnh. Hầu hết họ là những nhà nhiếp ảnh những người có kinh nghiệm trong sáng tác có kiến thức về mỹ thuật về triết học chính trị kinh tế học. Theo một cảm nghĩ chủ quan tôi xin tạm chia các nhà này thành 3 thế hệ Thế hệ thứ nhất từ 60 tuổi trở lên thế hệ trưởng thành từ Cách mạng tháng Tám và một số nhà trí thức Việt Nam thời Pháp. Thế hệ thứ hai từ 30 đến 60 thế hệ của hệ thống xã hội chủ nghĩa và một phần những người được đào tạo trong chế độ Sài Gòn cũ. Thế hệ thứ ba từ 30 tuổi trở lại lớn lên từ sau năm 1975. Trong số những nhà lý luận phê bình thế hệ thứ nhất cũng thỉnh thoảng có người có trình độ đại học nhưng nhìn chung họ là những người theo cách mạng được đào tạo qua những lớp học ảnh chính trị ngắn ngày chứ không được đào tạo chính quy như các thế hệ đàn em. Họ chuyên viết những vấn đề hết sức chung chung ít có những thông tin về lý luận đọng lại sâu trong lòng người đọc. Những bài viết của họ nặng những hoài niệm về quá khứ hình thành nền nhiếp ảnh cách mạng về những thành quả và tư liệu lịch sử cách mạng bằng ảnh về những ngày đấu tranh anh dũng của dân tộc trong sự nghiệp chống xâm lược. Và nếu có sự phê bình thì cũng thiên về sự phê bình cái hời hợt cái nhạt nhòa chung chung chứ ít có những bài viết về lý luận khoa học. Những cây bút của thế hệ thứ hai thường là tác giả của những bài viết sâu hơn về nghiệp vụ đánh giá khen chê mạnh dạn hơn có lý lẽ hơn khó bắt bẻ hơn có sức thuyết phục hơn đỡ nhàm chán hơn. Chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng những bài viết này hàm chứa lượng thông tin nhiều hơn. Điều đó cũng dễ hiểu vì rằng họ được đào tạo cơ bản hơn tư tưởng tự do

TỪ KHÓA LIÊN QUAN