tailieunhanh - Quen đến mức nhàm chán
Tác phẩm Tiến của Phạm Quang Phước Những năm qua, nhiều bức ảnh được giải thưởng trong và ngoài nước thường là chụp đồi cát Mũi Né (Bình Thuận) và những gương mặt già nua khắc khổ của đồng bào dân tộc thiểu số. Cứ thế, nhiếp ảnh Việt Nam với hai đề tài này đã trở nên quen đến nhàm chán Trong một lần trò chuyện tại Nhà triển lãm Hàng Bài (Hà Nội) nhân xem triển lãm ảnh về VN của nhà nhiếp ảnh nữ người Hàn Quốc Keyoung - Zachoi, nhà nhiếp ảnh Nguyễn Hữu Bảo phàn. | Quen đến mức nhàm chán Tác phẩm Tiến của Phạm Quang Phước Những năm qua nhiều bức ảnh được giải thưởng trong và ngoài nước thường là chụp đồi cát Mũi Né Bình Thuận và những gương mặt già nua khắc khổ của đồng bào dân tộc thiểu số. Cứ thế nhiếp ảnh Việt Nam với hai đề tài này đã trở nên quen đến nhàm chán Trong một lần trò chuyện tại Nhà triển lãm Hàng Bài Hà Nội nhân xem triển lãm ảnh về VN của nhà nhiếp ảnh nữ người Hàn Quốc Keyoung - Zachoi nhà nhiếp ảnh Nguyễn Hữu Bảo phàn nàn vì sự ít chữ trong việc đặt tên ảnh của các nhà nhiếp ảnh ta Cái gì cũng vũ khúc Vũ khúc trong sương vũ khúc bình minh vũ khúc hoàng hôn. . Đúng thôi họ sợ ảnh tĩnh quá đơn điệu quá nên gán tên vũ khúc vào cho sống động cho giàu tính nghệ thuật. Hoạ sĩ Đỗ Phấn thì cho rằng sợ nhất phải xem ảnh chụp đồi cát Mũi Né hay ảnh chụp bà con dân tộc thiểu số. Tôi biết có một bà cụ dân tộc ở Lâm Đồng được coi như người mẫu của làng nhiếp ảnh ta. Có bận người ta kéo lên cả đoàn để chụp sau đó biếu bà cụ tội nghiệp chút tiền còm hoặc thùng mỳ tôm rồi khấp khởi chờ gửi ảnh đi thi. Đỗ Phấn đã chứng minh cho tôi rằng hai đề tài ấy thật sự đã cũ đến nhàm chán. Anh đưa cho tôi cuốn ảnh nghệ thuật - hình ảnh quê hương VN tập 1 do Hội ảnh nghệ thuật VN xuất bản tại Sài Gòn năm 1970. Người ta đã tính rằng chỉ trong khoảng thời gian 1958 - 1963 - nghĩa là thời kỳ chiến tranh chưa vào giai đoạn cao nhất - đã khoảng 30 nhà nhiếp ảnh VN giành được hàng trăm huy chương cúp bạc và bằng tưởng lệ qua các triển lãm cuộc thi ảnh quốc tế. Trong số đó đề tài đặc biệt là đồi cát Mũi Né. Nó là địa danh ruột của các nhà nhiếp ảnh và nói như nhà nhiếp ảnh Ngô Đình Cường thi họ còn thuộc hơn cả người dân địa phương từng thước đất của vùng biển mặn cát vàng . Ông kết luận Tác phẩm đồi cát Mũi Né đã chu du khắp thế giới đoạt nhiều huy chương thượng thặng cho đất nước VN mến yêu . Có thể nhắc đến các tay máy xuất sắc với đề tài này Nguyễn Cao Đàm đoạt giải ở Madrid Tây Ban Nha Lê Anh Tài với giải Grand Prize Winner năm 1965 Khưu
đang nạp các trang xem trước