tailieunhanh - Nhà lý luận phê bình cần có Tâm – Trí – Dũng

Nhà lý luận phê bình có tâm nhưng thiếu trí bài viết không sâu, không có sức thuyết phục độc giả. Có tâm có trí không có dũng khí không đủ can đảm để thẳng thắn nêu ra những thiếu sót và những nét đẹp của tác phẩm, bài viết trở nên nhạt nhẽo, không mang đến cho bạn đọc những hiểu biết cần thiết, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nghệ thuật nhiếp ảnh. Chúng ta biết rằng, cũng giống như các ngành văn học nghệ thuật khác, lý luận phê bình nhiếp ảnh ra đời muộn. | Nhà lý luận phê bình cần có Tâm - Trí - Dũng Nhà lý luận phê bình có tâm nhưng thiếu trí bài viết không sâu không có sức thuyết phục độc giả. Có tâm có trí không có dũng khí không đủ can đảm để thẳng thắn nêu ra những thiếu sót và những nét đẹp của tác phẩm bài viết trở nên nhạt nhẽo không mang đến cho bạn đọc những hiểu biết cần thiết góp phần thúc đẩy sự phát triển của nghệ thuật nhiếp ảnh. Chúng ta biết rằng cũng giống như các ngành văn học nghệ thuật khác lý luận phê bình nhiếp ảnh ra đời muộn hơn hoạt động sáng tác. Lý luận phê bình ra đời là một tẩt yếu khách quan nó là sự đòi hỏi của hoạt động sáng tác. Sáng tác nhiếp ảnh là một hoạt động sáng tạo. Lý luận phê bình thuộc phạm trù nhận thức và là lương tri của hoạt động đó. Sáng tác và phê bình là hai mặt thống nhất của một nhu cầu tinh thần. Phê bình cũng như sáng tác nhiếp ảnh đều xuất phát từ lợi ích xã hội vì sự tiến bộ của con người sáng tạo nhiếp ảnh vào việc nâng cao thẩm mỹ cho công chúng và góp phần giải quyết những vấn đề trung tâm của cuộc sống đang đặt nặng lên vai người nghệ sĩ. Để có một bài phê bình mang giá trị học thuật một ngọn đèn soi rọi hướng đi cho hoạt động sáng tác nhiếp ảnh là một công việc không dễ dàng chút nào đối với nhà lý luận phê bình chân chính. Nhà phê bình không chỉ đòi hỏi cao ở nhà sáng tạo mà trước hết phải đòi hỏi cao ở chính mình. Nhà phê bình cần xác định vị trí của mình là Người môi giới cái đẹp . Do đó lương tâm của người phê bình phải trong sáng nói thẳng nói thật nói đúng. Nói cả cái hay cái dở của đời sống tác phẩm. Phê bình không nên dễ tính. Dễ tính là hạ thấp vai trò của giới sáng tác mà coi thường ngòi bút của mình. Phải coi công việc phê bình là một sản phẩm sáng tạo. Mỗi nhà phê bình trong những hoàn cảnh khác nhau đều có thể phát hiện những điều thú vị có ý nghĩa của tác phẩm. Đi tìm ý nghĩa nhân sinh và nghệ thuật phong phú của tác phảm là niềm vui bất tận của người viết phê bình. Vì vậy phê bình đích thực luôn luôn mới mẻ trẻ trung và hấp dẫn. Cái khó của

crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.