tailieunhanh - Tài liệu về kỹ thuật trồng, đặc điểm sinh lý và phân bố của cây Sở
Cây bụi hay gỗ nhỏ, thường xanh, cao 3-6(-11)m; vỏ ngoài màu xám nhạt; cành mảnh. Lá đơn, mọc so le; phiến hình bầu dục, hình mác, hình trứng hoặc hơi tròn; kích thước (1,6-)4-8(-12)x(1,2-)2,5-3,5(-5)cm; đầu nhọn hoặc hơi tù; gốc hình nêm; mép khía răng cưa nhỏ, đều; gân mờ; cuống lá ngắn, dài 0,3-0,5cm, nhẵn, có rãnh. Hoa mọc đơn độc hoặc đôi khi dạng chùm 2-3 hoa, ở kẽ lá gần đầu cành. | SỞ Camellia sasanqua Thunb. 1783 Tên đồng nghĩa Camellia drupifera Lour. 1790 Camellia oleifera C. Abel 1818 Thea sasanqua Thunb. Pierre 1887 Thea drupifera Lour. Pierre 1887. Tên khác Sở Chè dầu trà mai du trà mạy slở Tày Họ Chè - Theaceae Tên thương phẩm Oil tea Hình thái Cây bụi hay gỗ nhỏ thường xanh cao 3-6 -11 m vỏ ngoài màu xám nhạt cành mảnh. Lá đơn mọc so le phiến hình bầu dục hình mác hình trứng hoặc hơi tròn kích thước 1 6- 4-8 -12 x 1 2- 2 5-3 5 -5 cm đầu nhọn hoặc hơi tù gốc hình nêm mép khía răng cưa nhỏ đều gân mờ cuống lá ngắn dài 0 3-0 5cm nhẵn có rãnh. Hoa mọc đơn độc hoặc đôi khi dạng chùm 2-3 hoa ở kẽ lá gần đầu cành. Hoa lưỡng tính kích thước lớn đường kính 4- 6-8 -10 cm lá bắc nhỏ đài có lông ở phía ngoài 5-6 cánh hoa màu trắng hơi phớt hồng hoặc hơi đốm vàng hình trứng ngược hay hình nêm và luôn có khía ở đầu nhị nhiều thường dính nhau ở phía dưới và xếp thành 2 vòng bao phấn đính lưng bầu 3-4 ô vòi nhuỵ 3-4 -5 dính nhau một phần ở phía dưới hoặc rời hoàn toàn. Quả nang thường có dạng gần hình cầu hình cầu dẹt hình trứng hoặc hình trái lê kích thước 2 5- 3 5-5 -5 8 x 1 8- 3 3-5 5 -5 9 cm. Hạt có các góc lồi dài khoảng 2-3cm nhân hạt chứa dầu béo. Sở - Camellia sasanqua Thunb. 1- Cành mang lá và hoa 2- Quả mở và hạt 3 - Hạt. rộng 2-2 5cm màu nâu đậm hoặc nâu sáng Các thông tin khác về thực vật Sở đã được đưa vào trồng như một cây lấy dầu từ rất lâu đời ở nước ta cũng như ở các nước Đông Nam Á Nam Á và Đông Á nên là loài rất đa dạng và gồm hàng trăm giống khác nhau. Tại Nhật Bản người ta đã xếp các giống cultivar sở trồng vào 4 nhóm giống cultivar groups chủ yếu Hiemalis Oleifera Sasanqua và Vernalis. Những nghiên cứu đã có cho biết các giống sở hiện có ở Việt Nam rất đa dạng về hình thái sinh thái cũng như năng suất quả hạt và hàm lượng dầu trong nhân. Căn cứ vào các đặc điểm hình thái sinh thái có thể sắp xếp các giống sở trồng tại các tỉnh phía Bắc nước ta vào 2 nhóm chủ yếu Lã Đình Mỡi và cộng sự 1978 - Nhóm các giống sở Bl Cây cao 1 5-3m .
đang nạp các trang xem trước