tailieunhanh - Lập mô hình với Java: Một cuốn sách bài tập về UML, Phần 2 Logic điều kiện trong các sơ đồ tuần tự
Granville Miller, Tác giả, TogetherSoft Tóm tắt: Ông xem xét vai trò của logic điều kiện trong việc lập sơ đồ tuần tự và thảo luận về lý do tại sao bạn có thể chọn đưa vào hay loại ra các điều kiện và các vòng lặp từ một sơ đồ. Granville cũng mô tả hai dạng sơ đồ tuần tự -- sơ đồ chung (generic) và sơ đồ cá thể (instance) -- và giải thích các ứng dụng tương ứng của chúng trong chu kỳ phát triển. Như tôi đã giải thích trong loạt bài chuyên mục nhập môn,. | Lập mô hình với Java Một cuốn sách bài tập về UML Phần 2 Logic điều kiện trong các sơ đồ tuần tự Granville Miller Tác giả TogetherSoft Tóm tắt Ông xem xét vai trò của logic điều kiện trong việc lập sơ đồ tuần tự và thảo luận về lý do tại sao bạn có thể chọn đưa vào hay loại ra các điều kiện và các vòng lặp từ một sơ đồ. Granville cũng mô tả hai dạng sơ đồ tuần tự -- sơ đồ chung generic và sơ đồ cá thể instance -- và giải thích các ứng dụng tương ứng của chúng trong chu kỳ phát triển. Như tôi đã giải thích trong loạt bài chuyên mục nhập môn việc lập sơ đồ tuần tự được sử dụng để mô tả hành vi bên trong của một hệ thống theo thời gian. Vì hành vi hệ thống là kết quả của các đối tượng gửi thông điệp cho nhau các sơ đồ tuần tự vẽ ra đường đi của các thông điệp đó khi chúng chuyển từ đối tượng này đến đối tượng khác. Sau cùng các sơ đồ tuần tự là các bản đồ tương tác. Trong bài viết trước chúng ta đã tạo ra một bản đồ khá đơn giản mặc dù chúng ta đã mô tả khá nhiều tương tác. Lần này chúng ta sẽ đào sâu hơn một chút bằng việc xem xét hai dạng sơ đồ tuần tự do UML định nghĩa. Hai dạng đó là sơ đồ chung và sơ đồ cá thể. Hãy bắt đầu bằng việc xem xét ứng dụng thích hợp của từng dạng. Hai kiểu sơ đồ tuần tự Các sơ đồ tuần tự được sử dụng để mô tả hai kiểu tương tác khác nhau giữa các đối tượng. Một kiểu tương tác là phải tương tác must interaction trong đó đối tượng A phải gửi một thông điệp cụ thể đến đối tượng B. Kiểu tương tác kia là có thể tương tác may interaction trong đó đối tượng A có thể nhưng không buộc phải gửi một thông điệp cụ thể đến đối tượng B. Hai dạng sơ đồ tuần tự mô tả hai kiểu tương tác khác nhau ấy. Dạng chung mô tả các tương tác phải làm và dạng cá thể mô tả các tương tác có thể làm. Dạng chung của sơ đồ tuần tự mô tả tương tác của các lớp như là kết quả của một kích thích tố ban đầu. Dạng chung cung cấp tư liệu cho toàn bộ các tương tác mà có thể bắt nguồn từ kích thích tố ban đầu. Cả điều kiện thành công lẫn điều kiện thất bại là một phần của kiểu .
đang nạp các trang xem trước