tailieunhanh - Báo cáo " vấn đề phương pháp trong dịch thuật anh việt "

Hai đường hướng chính trong dịch thuật: dịch ngữ nghĩa và dịch thông báo Lịch sử nghiên cứu dịch thuật cho thấy một cuộc tranh luận triền miên từ thời cổ đại (từ Cicero và Jerome, 106 BC) tới nay về vấn đề nên dịch thế nào cho đúng, cho phù hợp. Vấn đề chính ở đây là sự cân bằng giữa hai thái cực: dịch bám sát văn gốc (literal) và dịch thoát khỏi sự ràng buộc của văn gốc (free). Hai đường hướng dịch thuật này thường được gọi là dịch ngữ nghĩa (sematic translation) và. | TAP CHI KHOA HỌC ĐHQGHN NGOẠI NGỮ Sô 1 2007 VAN ĐỂ PHƯƠNG PHÁP TRONG DỊCH THUẬT ANH VIỆT Lê Hùng Tiến 1. Hai đường hướng chính trong dịch thuật dịch ngữ nghĩa và dịch thông báo Lịch sử nghiên cứu dịch thuật cho thấy một cuộc tranh luận triền miên từ thời cổ đại từ Cicero và Jerome 106 BC tối nay về vấn đề nên dịch thế nào cho đúng cho phù hơp. Vấn đề chính ở đây là sự cân bằng giữa hai thái cực dịch bám sát ván bản gốc literal và dịch thoát khỏi sự ràng buộc của ván bản gốc free . Hai đường hưống dịch thuật này thường được gọi là dịch ngữ nghĩa sematic translation và dịch thông báo commnicative translation . Theo các nhà nghiên cứu dịch thuật như Newmark Nida House dịch thông báo communicative là cách dịch nhằm tạo ra cho người đọc bản dịch tiếp nhận một cách dễ dàng nhất tương tự như người đọc ngôn ngữ gốc. Dịch ngữ nghĩa semantic là cách dịch nhằm chuyển đổi càng sát càng tốt trong chừng mực ngữ nghĩa và ngữ pháp cho phép nghĩa ván cảnh của bản gốc sang bản dịch. Sự khác nhau cơ bản của hai đường hưống dịch này là đối tượng hưống tối của quá trình dịch. Dịch thông báo hưống tối người tiếp nhận bản dịch vối các ưu tiên chính là sự thông hiểu sự dễ dàng tiếp nhận thông điệp cần truyền tải cùng tác động của nó đối vối người nhận. Dịch ngữ nghĩa hưổng tổi việc xây dựng bản dịch sao cho trung thành vối bản gốc về nội dung ngữ nghĩa kể cả các nét nghĩa thuộc nền ván hoá ngôn ngữ gốc. Nhìn từ góc độ quan hệ của bản dịch vối ngôn ngữ gốc và ngôn ngữ dịch thì hai đường hưống dịch ngữ nghĩa và thông báo khác biệt đáng kể. Dịch ngữ nghĩa vốn chủ trương trung thành vối ván bản gốc gần gũi hơn vổi ngôn ngữ gốc về các đặc điểm cơ bản như từ vựng -ngữ pháp phong cách hình thức tổ chức ván bản và các nét nghĩa ván hoá. Dịch thông báo vốn chủ trương đạt tối sự dễ hiểu cho người tiếp nhận bản dịch và hiệu quả giao tiếp nên gần gũi hơn vối ngôn ngữ dịch về các đặc điểm nói trên. Larson 1984 dựa trên hai tiêu chí là hình thức và ý nghĩa của ván bản để phân loại dịch. Ông gọi

TỪ KHÓA LIÊN QUAN