tailieunhanh - Báo cáo " So sánh đối chiếu câu hỏi về mặt ngữ dụng trong tiếng Pháp và tiếng Việt "

Bài viết này tiếp nối với bài đăng trên Chuyên san Ngoại ngữ, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, số 2 năm 2008 với tiêu đề “So sánh đối chiếu câu hỏi về mặt hình thức trong tiếng Pháp và tiếng Việt”. Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả tiến hành so sánh đối chiếu câu hỏi trong hai thứ tiếng nhằm tìm hiểu những tương đồng và khác biệt trên bình diện ngữ dụng và mối liên hệ giữa cấu trúc hình thức và giá trị ngữ dụng trong hai thứ tiếng. . | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN Ngoại ngữ 25 2009 67-80 So sánh đối chiếu câu hỏi về mặt ngữ dụng trong tiếng Pháp và tiếng Việt Đỗ Quang Việt Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Ngoại ngữ Kiểm định chất lượng Trường Đại học Ngoại ngữ Đại học Quốc gia Hà Nội Đường Phạm Văn Đồng Cầu Giấy Hà Nội Việt Nam Nhận ngày 27 tháng 3 năm 2009 Tóm tắt. Bài viết này tiếp nối với bài đăng trên Chuyên san Ngoại ngữ Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội số 2 năm 2008 với tiêu đề So sánh đối chiếu câu hỏi về mặt hình thức trong tiếng Pháp và tiếng Việt . Trong khuôn khổ bài viết này tác giả tiến hành so sánh đối chiếu câu hỏi trong hai thứ tiếng nhằm tìm hiểu những tương đồng và khác biệt trên bình diện ngữ dụng và mối liên hệ giữa cấu trúc hình thức và giá trị ngữ dụng trong hai thứ tiếng. 1. Cơ sở lý thuyết Để xây dựng khung lí thuyết cho việc so sánh đối chiếu câu hỏi về mặt ngữ dụng trong tiếng Pháp và tiếng Việt tác giả bài viết sẽ khái quát một số quan điểm cơ bản của một số chuyên gia về câu hỏi tạo cơ sở cho việc tiến hành thu thập và phân tích dữ liệu trong mỗi thứ tiếng. . Định nghĩa câu hỏi theo quan điểm ngữ dụng Có nhiều định nghĩa về câu hỏi theo quan điểm ngữ dụng nhưng chúng tôi lựa chọn giới thiệu định nghĩa về câu hỏi của hai tác giả điển hình sau đây để làm cơ sở cho việc nhận diện câu hỏi Trong một nghiên cứu về câu hỏi dựa theo lý thuyết về hành động ngôn ngữ trong giao tiếp Kerbrat-Orecchioni 1 cho rằng câu hỏi là phát ngôn được đưa ra nhằm mục đích chính là nhận được một thông tin từ người được hỏi. Cao Xuân Hạo 2 lấy tiếng Việt làm ngôn ngữ quy chiếu và dựa trên khái niệm giá trị ngôn trung đã định nghĩa câu hỏi chính danh như sau Câu hỏi chính danh là những câu hỏi yêu cầu một câu trả lời thông báo về một sự tình hay về một tham tố nào đó của một sự tình được tiền giả định là hiện thực. Hai định nghĩa trên của hai tác giả có quốc tịch khác nhau dựa trên các ngôn ngữ quy chiếu khác nhau được công bố cùng một thời điểm 1991 có sự trùng hợp kỳ lạ về quan điểm. Tìm .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN