tailieunhanh - Báo cáo " Một số vấn đề lý luận trong nghiên cứu đối chiếu song ngữ hành vi ngôn ngữ “hỏi” (Trên cứ liệu tiếng Anh và tiếng Việt) "

Bài báo này bàn về một số vấn đề lý luận cần yếu trong nghiên cứu đối chiếu song ngữ hành vi ngôn ngữ “hỏi” trên cứ liệu tiếng Anh và Việt: - Một số khái niệm cần được xác định rõ, cần được tường minh hoá trong nghiên cứu đối chiếu phát ngôn hỏi: Ngữ dụng học, các kiểu loại ngữ cảnh, các loại và tiểu loại tình thái trong câu hỏi, . | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN Ngoại ngữ 25 2009 133-139 Một số vấn đề lý luận trong nghiên cứu đối chiếu song ngữ hành vi ngôn ngữ hỏi Trên cứ liệu tiếng Anh và tiếng Việt Võ Đại Quang Trần Thị Hoàng Anh Phòng Khoa học - Công nghệ Trường Đại học Ngoại ngữ Đại học Quốc gia Hà Nội Đường Phạm Văn Đồng Cầu Giấy Hà Nội Việt Nam Nhận ngày 10 tháng 7 năm 2009 Tóm tắt. Bài báo này bàn về một số vấn đề lý luận cần yếu trong nghiên cứu đối chiếu song ngữ hành vi ngôn ngữ hỏi trên cứ liệu tiếng Anh và Việt - Một số khái niệm cần được xác định rõ cần được tường minh hoá trong nghiên cứu đối chiếu phát ngôn hỏi Ngữ dụng học các kiểu loại ngữ cảnh các loại và tiểu loại tình thái trong câu hỏi . - Các bình diện cần được khảo sát trong so sánh đối chiếu hành vi ngôn ngữ hỏi - Các kiểu loại tương hợp liên quan đến phát ngôn hỏi nội dung mệnh đề propositional content cấu trúc thông báo tiền giả định tình thái - Một số nhận xét của tác giả thay lời kết luận 1. Những khái niệm cơ bản . Ngữ dụng học Thuật ngữ này thường được gọi là dụng học có gốc từ tiếng Hy Lạp với nghĩa công việc hành động do một trong những người sáng lập ra ngành ký hiệu học là Ch. Morris đề xướng. Đi theo những tư tưởng của Ch. Peirce Ch. Morris đã phân ký hiệu học thành Nghĩa học semantics học thuyết về quan hệ giữa các ký hiệu với khách thể hiện thực. Kết học syntactics học thuyết về quan hệ hình thức giữa các ký hiệu. Dụng học pragmatics học thuyết về ký hiệu với người phân giải chúng tức là người sử dụng hệ thống ký hiệu. Như vậy dụng học nghiên cứu về hành vi của người sử dụng ký hiệu trong quá trình giao tiếp thực tế. Tác giả liên hệ. ĐT 84-4-37547042. E-mail vodaiquang@ Có thể nói rằng dụng học đã đáp ứng được cách tiếp cận thống hợp đối với ngôn ngữ. Nó khắc phục được những hạn chế của một thời kỳ mà châm ngôn về tính khu biệt đã trở thành hòn đá tảng của ngôn ngữ học cấu trúc Đó là việc tập trung mô hình hoá ngôn ngữ như là một hệ thống tự có đầy đủ các bất biến thể - các âm vị và hình vị được tạo

TỪ KHÓA LIÊN QUAN