tailieunhanh - Tiểu luận: Kinh tế nông nghiệp ở đồng bằng Sông Cửu Long
Tiểu luận: Kinh tế nông nghiệp ở đồng bằng Sông Cửu Long trình bày Điều kiện tự nhiên vùng ĐBSCL, tình hình sản xuất nông sản và những khó khăn, nâng cao chất lượng nông sản của vùng, giải quyết đầu ra cho nông sản, các mô hình sản xuất kết hợp hiệu quả. | Biogas có thể thu được nhiệt lượng từ - kCal. Do đó, chúng ta có thể sử dụng Biogas thay thế các chất đốt truyền thống như rơm rạ, than, dầu, điện Ứng dụng công nghệ sản xuất khí sinh học sẽ mang lại cho con người nhiều lợi ích như: tạo nguồn năng lượng tái sinh rẻ và sạch; góp phần đáng kể trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường; tăng thu nhập cho các hộ gia đình thông qua việc giảm chi phí về nhu cầu chất đốt, đặc biệt là trong tình hình giá chất đốt đang gia tăng một cách chóng mặt như hiện nay; tạo nguồn phân bón hữu cơ vi sinh góp phần cải tạo đất trồng nâng cao năng suất cây trồng và nuôi cá trong hệ thống VAC gia đình; góp phần giảm sức lao động của phụ nữ trong công việc nội trợ. Với vốn đầu tư ban đầu ít, loại thể tích phù hợp nhất hiện nay chỉ hết 3,5 triệu đồng có độ bền sử dụng từ 20 –25 năm, một năm trung bình tiết kiệm được 1 triệu đồng tiền chất đốt. Như vậy, giá trị thu được từ khí gas sinh học gấp khoảng 7 lần vốn đầu tư ban đầu. Bã thải sinh học là nguồn phân bón sạch, có giá trị dinh dưỡng cao cho cây trồng và nuôi thuỷ sản, nếu xử lý và chế biến tốt, nó còn là nguồn thức ăn tốt cho gia súc gia cầm, cá nuôi ít bị bệnh và không bị chết như bón phân tươi. Công nghệ khí sinh học góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, thúc đẩy chăn nuôi phát triển theo hướng bền vững, có hiệu quả theo mô hình kinh tế (Vườn - Ao - Chuồng - Biogas), chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn. Giải quyết một phần chất đốt và nguyên liệu phục vụ sinh hoạt đời sống, bảo vệ môi sinh, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn văn minh, sạch đẹp, nâng cao đời sống tinh thần và vật chất cho nông dân.
đang nạp các trang xem trước