tailieunhanh - Tại sao mắt nhìn được cả trong tối lẫn ngoài sáng?

Đại học Y Washington (Mỹ) khám phá một quá trình phức tạp cho phép mắt vừa nhìn được ngoài sáng lại có thể thích nghi khi vào chỗ tối. | Tại sao mắt nhìn được cả trong tối lẫn ngoài sáng Đại học Y Washington Mỹ khám phá một quá trình phức tạp cho phép mắt vừa nhìn được ngoài sáng lại có thể thích nghi khi vào chỗ tối. Võng mạc cảm nhận ánh sáng chủ yếu nhờ các tế bào hình nón và hình que. Tế bào que hoạt động tốt trong ánh sáng yếu nhưng không cảm thụ màu nên hiếm khi ta quan sát được màu sắc trong tối. Ngược lại tế bào nón cảm nhận được màu sắc và thích ứng nhanh với những thay đổi mạnh về cường độ ánh sáng. Nghiên cứu trên kỳ nhông cho thấy các sắc tố thị giác ở tế bào nón bị phá hủy khi hấp thu ánh sáng và phải tái tạo để chúng có thể tiếp tục cảm quang. Khi ra sáng thành phần chính trong sắc tố là các chromophore sẽ chuyển đến lớp biểu mô sắc tố ở gần võng mạc. Tại đây chromophore được phục hồi và về lại các tế bào cảm quang. Khi mất đi lớp biểu mô sắc tố ở võng mạc kỳ nhông các sắc tố trong tế bào que bị phá hủy khi ra ngoài sáng và những tế bào này không thể phục hồi chromophore. Trái lại sắc tố trong tế bào nón nhanh chóng tái sinh và tiếp tục cảm quang cả khi không có biểu mô sắc .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN