tailieunhanh - Bài Giảng và phân tích lập luận Nguyên Lý Máy phần 3

1. Phân biệt ý nghĩa của các cụm từ cấu trúc, động học, động lực học cơ cấu máy. Cho ví dụ minh họa về một trong 3 cụm từ trên. 2. Phân biệt khâu, cơ cấu, máy. 3. Thế nào là bậc tự do tương đối giữa hai khâu. Ràng buộc giữa hai khâu. Lấy ví dụ minh họa khi hai khâu nối với nhau bằng khớp quay (khớp bản lề) loại 5, khớp tịnh tiến loại 5 và khớp cao loại 4. | Chương IV MA SÁT TRONG KHỚP ĐỘNG 1. Đại cương 1 Khái niệm Ma sát là hiện tượng xảy ra ở chỗ hai vật thể tiếp xúc với nhau với một áp lực nhất định khi giữa hai vật thể này có chuyển động tương đối hay có xu hướng chuyển động tương đối. Khi đó sẽ xuất hiện một lực có tác dụng cản lại chuyển động tương đối gọi là lực ma sát. Ngoài hiện tượng ma sát nói trên gọi là ma sát ngoài còn xuất hiện một hiện tượng xảy ra bên trong của một vật thể khi nó bị biến dạng gọi là ma sát trong. Ma sát thường là một loại lực cản có hại. Một mặt nó tiêu hao công suất giảm hiệu suất của máy. Công của lực ma sát phần lớn biến thành nhiệt làm nóng các thành phần khớp động. Mặt khác ma sát làm mòn các chi tiết máy do đó sức bền giảm sút và chi tiết máy có thể bị hỏng. Phân loại ma sát V Tùy theo tính chất tiếp xúc giữa hai bề mặt vật thể ta phân biệt các kiểu ma sát sau đây - Ma sát khô khi hai bề mặt vật thể trực tiếp tiếp xúc với nhau. - Ma sát ướt khi hai bề mặt vật thể được ngăn cách nhau hoàn toàn bằng một lớp chất lỏng bôi trơn. Giữa hai kiểu ma sát này còn có những kiểu ma sát trung gian - Ma sát nửa khô khi giữa hai bề mặt vật thể có những vết chất lỏng nhưng phần lớn diện tích tiếp xúc vẫn là chất rắn. - Ma sát nửa ướt khi phần lớn diện tích hai bề mặt vật thể được một lớp chất lỏng bôi trơn ngăn cách nhưng vẫn còn những chỗ chất rắn trực tiếp tiếp xúc với nhau. V Khi giữa hai bề mặt vật thể mới chỉ có xu hướng chuyển động tương đối ma sát giữa chúng là ma sát tĩnh ngược lại khi giữa hai bề mặt vật thể có chuyển động tương đối ma sát giữa chúng là ma sát động. V Tùy theo tính chất của chuyển động tương đối hoặc xu thế chuyển động tương đối giữa hai bề mặt vật thể ta phân biệt các kiểu ma sát sau - Ma sát trượt khi hai bề mặt vật thể trượt tương đối đối với nhau. - Ma sát lăn khi hai bề mặt vật thể lăn tương đối trên nhau. 2 Ma sát trượt khô - Định luật Coulomb a Lực ma sát Xét hai vật rắn A và B tiếp xúc nhau theo một mặt phẳng n hình . Đặt lên vật A một lực Q vuông góc với .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN