tailieunhanh - NGỤY BIỆN TRONG GIAO TIẾP
Trong cuộc sống để mọi người hiểu nhau hơn thì chúng ta cần phải giao tiếp, giao tiếp chính là chiếc cầu nói để gắn kết mọi người với nhau. Thông qua giao tiếp con người có thể đạt được những mục đích mình mong muốn. | NGỤY BIỆN TRONG GIAO TIẾP 1. Khái niệm Trong cuộc sống để mọi người hiểu nhau hơn thì chúng ta cần phải giao tiếp, giao tiếp chính là chiếc cầu nói để gắn kết mọi người với nhau. Thông qua giao tiếp con người có thể đạt được những mục đích mình mong muốn. Trong giao tiếp chúng ta không chỉ đơn giản là trao đổi thông tin với nhau mà chủ yếu là thuyết phục người khác về sự chings xác đúng đắn về những quan điểm của mình. Đồng thời đạt đến sự thông hiểu chấp nhận ý kiến của nhau và ngụy biện là một cách giao tiếp thông minh để khẳng định những lập luận của mình đưa ra là đúng. Mặc dù biết mình đang sai nhưng vẫn cố gắng dùng lí lẽ để bảo vệ và làm cho người khác hiểu sai lệch vấn đề. Vậy ngụy biện là: - ngụy biện là sử dụng một cách có ý thức những kỷ xảo về logic để chứng minnh cho quan điểm lập luận sai trái của mình. - Ngụy biện là che giấu bản chất sai lầm của vấn đề theo hướng khác hướng có lợi cho chủ thể diễn đạt vấn đề nhằm bẻ gãy các lí luận đúng đắn khác. - Ngụy biện là sự dối trá nhằm lừa bị người khác bằng những thủ thuật logic tinh vi nhằm đạt được một mục đích chung có chủ định Tóm lại: Ngụy biện là sai lầm cố ý trong tư duy nhằm đánh tráo mạo nhận tư tưởng giả dối là chân thật, dùng những lí lẽ sai một cách có ý thức khi tranh luận và chứng minh. 2. nội dung của ngụy biện - tính che chắn: bảo vệ tính sai lầm của vấn đề. Thông thường vấn đề có 2 mặt: tích cực và tiêu cực những lí lẽ ngụy biện thường thiên về mặt trái của vấn đề. - tính không trung thực: làm vấn đề tiêu cực hơn xa rời thực tế hơn. - Tính thiếu thống nhất trong suy diễn: lý lẽ ngụy biện thường không kín kẻ vì mặt trái của vấn đề thường có cường độ yếu hơn Tóm lại: ngụy biện là lối lập luận quanh co, vi phạm luật logic nhằm làm cho người khác hiểu sai sự thật, ngụy biện mục đích của họ không phải là vạch ra chân lí mà là che giấu sự thật. Họ luôn luôn muốn thay thế sự chứng minh đúng đắn bằng lòng tin chất phác của người khác vào lí lẽ giả dối của họ 3. các hình thức ngụy biện - Ngụy biện đối với luận đề Trường hợp thường gặp nhất đối với luận đề là tự ý thay đổi luận đề trong quá trình trao đổi lập luận. Ví dụ: một người tự kiểm điểm về những sai phạm của mình, nhưng suốt từ đầu đến cuối của bản kiểm điểm anh ta chỉ trình bày về hoàn cảnh khách quan và những khó khăn mọi mặt của bản thân của gia đình. Vậy tên luận đề thì “tự kiểm điểm về những sai phạm của bản thân” nhưng thực tế luận đề lại được đổi thành “kiểm điểm” hoàn cảnh khách quan và “kiểm điểm” khó khăn về mọi mặt của gia đình, của bản thân. Một tư tương hay luận điệu mà sự đúng đắn của nó cần được chứng minh. Tất nhiên để thuyết phục được thì luận đề phải chính xác phải có cơ sở, nếu không sẽ không chứng minh hay làm cho người khác tin vào sự đúng đắn của nó được. Ngụy biện đối với luận cứ Sử dụng luận cứ không chân thật, chưa được chứng minh hoặc sử dụng ý kiến, lời nói của người có uy tính để làm luận cứ. Ví dụ: tại một kì thi người ta phát hiện có đề thi sai, một người đã biện hộ: “đề thì không có gì để bàn cãi, nó hoàn toàn đúng vì đã được thông qua một tập thể hội đồng. Đây là lời giải thích ngụy biện, vì không bao giờ đề thi được sự xem xét của một tập thể hội đồng cũng hoàn toàn đúng. Ngụy biện đối với luận chứng Là thủ thuật vi phạm các quy tắc, qui luật logic một cách tinh vi trong quá trình lập luận
đang nạp các trang xem trước