tailieunhanh - Những mâu thuẫn biện chứng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Ăng Ghen nói: “ Sự phát triển của chính trị, luật pháp, triết học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật đều dựa trên cơ sở phát triển kinh tế ”. Kinh tế là nền tảng vững chắc cho mọi hoạt động vật chất của con người, là yếu tố quan trọng nhất của đời sống xã hội. thế giới vô vàn sự vật hiện tượng, mỗi sự vật, hiện tượng tồn tại được đều là một thể thống nhất được tạo thành bởi các mặt, các thuộc tính, các khuynh hướng đối lập nhau và phát triển ngược chiều. | Chúng ta thừa nhận rằng, trong hoàn cảnh đất nước ta hiện nay thì tính tự phát vẫn còn là cái cần thiết và không trành khỏi trong việc điều chỉnh các mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng, trong vấn đề giải quyết những khó khăn về việc làm, trong lưu thông hàng hoá. Tuy nhiên, nếu để nền kinh tế phát triển chủ yếu dựa trên tính tự phát thì không thể thực hiện được mục tiêu của CNXH. Còn hoạt động tự giác là hoạt động dựa trên sự nhận thức đúng đắn xu thế tất yếu và quy luật khách quan của đời sống xã hội, nhưng nếu có sai lầm trong nhận thức và nhất là sai lầm trên bình diện quốc gia thì, thì hậu quả của nó thật khôn lường. Trong hoạt động kinh tế cũng vậy, nếu nhận thức sai về quan điểm, đường lối phát triển, thì rất dễ rơi vào tình trạng phá sản, thất thoát tài sản quốc gia. Việc giải quyết mâu thuẫn giữa tính tự giác và tính tự phát trong phát triển kinh tế – xã hội là hết sức khó khăn và phức tạp. Không thể một lúc có thể xoá bỏ hoàn toàn tính tự phát, biến mọi hoạt động của con ngườithành hoạt động tự giác. Phải phát huy ngày càng cao tính tự giác trên cơ sở nâng cao năng lực nhận thức khoa học cũng như năng lực tổ chức, quản lý phối hợp hoạt động trên bình diện xã hội, hạn chế dần tính tự phát trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người.
đang nạp các trang xem trước