tailieunhanh - LUẬN VĂN: Hoạch định chính sách công trong quá trình xây dựng mô hình nông thôn mới trên địa bàn Quảng Nam

Nước ta hiện vẫn là một nước nông nghiệp, nông dân đang chiếm gần 74% dân số và chiếm đến 60,7% lao động xã hội. “Thu nhập hộ nông dân hịên chỉ bằng 1/3 so với dân cư khu vực thành thị, ở vùng núi có tỉ lệ mù chữ trên 22,6%, hiện còn 2,25 triệu hộ nghèo (90% ở nông thôn), hộ thường xuyên thiếu đói, hộ đồng bào dân tộc thiểu số sống du canh” [44, ]. Trong khi đó nông nghiệp nông thôn đóng góp lớn cho nền kinh tế quốc dân với 20%. | LUẬN VĂN Hoạch định chính sách công trong quá trình xây dựng mô hình nông thôn mới trên địa bàn Quảng Nam MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nước ta hiện vẫn là một nước nông nghiệp nông dân đang chiếm gần 74 dân số và chiếm đến 60 7 lao động xã hội. Thu nhập hộ nông dân hịên chỉ bằng 1 3 so với dân cư khu vực thành thị ở vùng núi có tỉ lệ mù chữ trên 22 6 hiện còn 2 25 triệu hộ nghèo 90 ở nông thôn hộ thường xuyên thiếu đói hộ đồng bào dân tộc thiểu số sống du canh 44 . Trong khi đó nông nghiệp nông thôn đóng góp lớn cho nền kinh tế quốc dân với 20 GDP trên 25 giá trị kim ngạch xuất khẩu. Mặc dù vậy các chính sách phát triển nông nghiệp trước đây thường thiên về thúc đẩy phát triển ngành có phần xem nhẹ vai trò lợi ích của chủ thể chính động lực chính của phát triển nông nghiệp là nông dân. Phần lớn các chính sách hầu như chưa quan tâm xử lý tổng thể và hợp lý mối quan hệ giữa các vùng các lĩnh vực trong ngành giữa nông thôn và thành thị chưa đặt ra và giải quyết triệt để mối quan hệ giữa các yếu tố chính của mô hình phát triển nông nghiệp nông thôn . Đây là nguyên nhân chủ yếu khiến cho sau nhiều thập kỷ chuyển đổi nền nông nghiệp sang thị trường đến nay về cơ bản nông nghiệp nông thôn Việt Nam vẫn mang tính khép kín tự cấp tự túc. Khi nước ta gia nhập WTO tham gia vào các diễn đàn hợp tác kinh tế lớn của khu vực và thế giới sức ép của hội nhập và phát triển ngày một lớn đặt ra yêu cầu rất cao đối với nền kinh tế nước ta trong đó lĩnh vực nông nghiệp là lĩnh vực phải đối mặt với nhiều thách thức nhất. Trước yêu cầu phát triển và hội nhập hiện nay thực hiện mục tiêu đẩy nhanh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước đã đến lúc đòi hỏi phải có nhiều chính sách đột phá và đồng bộ nhằm giải quyết toàn diện các vấn đề kinh tế xã hội văn hoá nông thôn. Giải quyết tốt vấn đề nông dân nông nghiệp và nông thôn có ý nghĩa chiến lược đối với sự ổn định và phát triển đất nước. ở nước ta thời gian qua Nhà nước đã phối hợp với các tổ chức quốc tế các tổ .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN