tailieunhanh - Thiên tài quận sự Nguyễn Huệ phần 9

11. Thư Doussain gởi cho Descourvières 8-6-1787 (BEFEO, 1912, t. 19). Quân Nguyễn Huệ vào vây thành Quy Nhơn, đắp núi đất đặt đại bác bắn đổ vào. Nhạc kêu khóc ở đền thờ cha mẹ rồi kêu Đặng Văn Chân ở Gia Định về tiếp cứu. Chân đem binh về đến Tiên Châu (Phú Yên) thì bị đánh tan, chính mình phải đầu Huệ làm tỳ tướng1. Hai ba lần giáp công, Huệ cũng bị mất đến nửa số quân và phải lấy thêm lính Thuận Hoá, bắt những kẻ vừa đủ 15 tuổi2. Nhạc phải lên mặt thành, khóc. | 11. Thư Doussain gởi cho 8-6-1787 BEFEO 1912 t. 19 . Quân Nguyễn Huệ vào vây thành Quy Nhơn đắp núi đất đặt đại bác bắn đố vào. Nhạc kêu khóc ở đền thờ cha mẹ rồi kêu Đặng Văn Chân ở Gia Định về tiếp cứu. Chân đem binh về đến Tiên Châu Phú Yên thì bị đánh tan chính mình phải đầu Huệ làm tỳ tướng1. Hai ba lần giáp công Huệ cũng bị mất đến nửa số quân và phải lấy thêm lính Thuận Hoá bắt những kẻ vừa đủ 15 tuối2. Nhạc phải lên mặt thành khóc kêu gọi tình anh em ruột thịt cho Huệ giải vây. Tinh thần ăn đều chia đủ của anh em họ thật cũng đáng khen nhưng đã đem lại tai hại không nhỏ cho triều đại. Trần Văn Kỷ của Nguyễn Huệ bèn lấy Bến Ván làm địa giới ngăn cách đất của Bắc Bình vương và Thái Đức Hoàng đế. Còn chú Bảy thì được đất Gia Định với tước Đông Định vương3. Cuộc chiến này thực là một kinh ngạc lớn cho dân chúng thời bấy giờ4. Uy danh của gia đình Tây Sơn bị hạ xuống người ta trông ngóng về một ông Chủng nào đó mà người ta chỉ biết là kẻ còn sót lại của triều đại vừa trị vì. Theo lời đồn thì người Hồng Mao sẽ đem Nguyễn Ánh trở về ngôi vị cũ. Chứng cớ rõ ràng là từ năm vừa qua có mấy chiếc tàu ngoại quốc đi dọc theo bờ biến Nam Hà lăng xăng dò đường nước nông sâu ghé vào cửa Thi Nại rồi khi gặp thuyền buồm Tây Sơn cản lại thì nố súng. Rõ ràng lắm là tiếng đại bác vọng lại từ bờ biến. Thế lực ông Chủng mạnh như vậy nên cũng vẫn theo lời đồn vua Trời bị ông em quý thúc đánh thái quá đã phái người xin với ông trả lại ngôi báu mà tên bà con họ ngoại này đã chiếm đoạt. Tiếng đồn chỉ dựa trên một sự thực là các tàu De Castries La Dryade Le Pandour lảng vảng ngoài bờ biến Nam Hà đế dò xét tình hình xem có tiện cho một cuộc can thiệp không thế mà gặp dịp lại được dân chúng thối phồng lên tạo ra một dư luận mong ngóng về một vị cứu tinh nơi xa trong lúc vị này đang bị giam lỏng và chăm chắm thoát khỏi thành phố Vọng Các. Trong đám binh tướng Tây Sơn có kẻ ngả theo phe này hay phe khác nên ngoài chiến tranh giáp công chính thức Nhạc và Huệ còn lo thanh .