tailieunhanh - LUẬN VĂN: Tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất dân chủ của nhà nước và sự vận dụng trong đổi mới tổ chức, hoạt động của Hội đồng nhân dân

Sự ra đời và phát triển của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nói chung và HĐND nói riêng gắn liền với tên tuổi của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong cuộc đời hoạt động của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm chăm lo việc củng cố khối đại đoàn kết toàn dân dựa trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, xây dựng Nhà nước Việt Nam thật sự là Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Người yêu. | LUẬN VĂN Tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất dân chủ của nhà nước và sự vận dụng trong đổi mới tổ chức hoạt động của Hội đồng nhân dân Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Sự ra đời và phát triển của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nói chung và HĐND nói riêng gắn liền với tên tuổi của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong cuộc đời hoạt động của mình Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm chăm lo việc củng cố khối đại đoàn kết toàn dân dựa trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức xây dựng Nhà nước Việt Nam thật sự là Nhà nước của dân do dân vì dân. Người yêu cầu các cơ quan Nhà nước phải lấy dân làm gốc nhân dân là người chủ đất nước thực hiện quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và HĐND. Người nhấn mạnh Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước. Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực của Nhà nước ở địa phương 42 . Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước là một tài sản tinh thần quý báu của Đảng và của dân tộc ta. Đã có nhiều công trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước từ những góc độ tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên việc khái quát những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất dân chủ của Nhà nước là hướng tiếp cận mới chưa được đề cập. Đặc biệt hướng tiếp cận này lại càng có ý nghĩa khi chúng ta vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất dân chủ của Nhà nước trong tổ chức hoạt động của HĐND để HĐND xứng đáng là thiết chế thể hiện bản chất dân chủ của Nhà nước ở địa phương. Sắc lệnh tổ chức và hoạt động của HĐND và UBHC số 63 SL ngày 22-111945 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký là văn bản pháp luật đầu tiên đặt nền móng cho việc tổ chức hoạt động của HĐND các cấp. Trải qua các giai đoạn lịch sử thiết chế HĐND đã không ngừng được hoàn thiện đóng một vai trò hết sức quan trọng trong bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tuy nhiên trong những năm qua do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan nền trong thực tế hoạt động của HĐND ở nhiều địa phương vẫn còn mang tính hình thức chưa phát huy một cách có

TỪ KHÓA LIÊN QUAN