tailieunhanh - Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin với UML

Tính trực quan: Chúng ta có thể thấy rằng: "Một số tập hợp dữ liệu phức tạp nhất định khi được trình bày bằng đồ thị sẽ truyền tải đến người đọc nhiều thông tin hơn so với các dữ liệu thô". Với phần mềm cũng vậy, khi ngành Công nghiệp của chúng ta ngày càng phát triển, các hệ thống sẽ trở nên phức tạp hơn. | Phân tích và thiết kế Hệ thống thông tin với UML Chương 1 TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG 1- DẪN NHẬP Tính trực quan Chúng ta có thể thấy rằng Một số tập hợp dữ liệu phức tạp nhất định khi được trình bày bằng đồ thị sẽ truyền tải đến người đọc nhiều thông tin hơn so với các dữ liệu thô . Với phần mềm cũng vậy khi ngành Công nghiệp của chúng ta ngày càng phát triển các hệ thống sẽ trở nên phức tạp hơn. Khả năng nắm bắt và kiểm soát sự phức tạp đó của chúng ta đi kèm với khả năng trình bày hệ thống một cách toàn diện - một sự trình bày vượt ra ngoài giới hạn của những dòng lệnh thô. Sự thành công trên thị trường của những ngôn ngữ như Visual Basic và phần giao diện trực quan của C Java đã cho thấy sự trình bày trực quan mang tính cốt yếu đối với quá trình phát triển các hệ thống phức tạp. Mô hình trừu tượng Trước đây có một thời gian dài ngành công nghiệp chúng ta đã phải nói tới một Cuộc khủng hoảng phần mềm . Các cuộc tranh luận đều dựa trên thực tế là chẳng những nhiều đồ án phần mềm không thể sản sinh ra những hệ thống thoả mãn đòi hỏi và nhu cầu của khách hàng mà còn vượt quá ngân sách và thời hạn. Các công nghệ mới như lập trình hướng đối tượng lập trình trực quan cũng như các môi trường phát triển tiên tiến có giúp chúng ta nâng cao năng suất lao động nhưng trong nhiều trường hợp chúng chỉ hướng tới tầng thấp nhất của việc phát triển phần mềm phần viết lệnh coding . Một trong những vấn đề chính của ngành phát triển phần mềm thời nay là có nhiều đồ án bắt tay vào lập trình quá sớm và tập trung quá nhiều vào việc viết code. Lý do một phần là do ban quản trị thiếu hiểu biết về quy trình phát triển phần mềm và họ nảy lo âu khi thấy đội quân lập trình của họ không viết code. Và bản thân các lập trình viên cũng cảm thấy an tâm hơn khi họ ngồi viết code - vốn là tác vụ mà họ quen thuộc - hơn là khi xây dựng các mô hình trừu tượng cho hệ thống mà họ phải tạo nên. Mô hình hóa trực quan Mô hình hoá trực quan là một phương thức tư duy về vấn đề sử

TỪ KHÓA LIÊN QUAN