tailieunhanh - CON KÊNH ĐÀO VÀ CÁC NƯỚC CHÂU MỸ

CON KÊNH ĐÀO VÀ CÁC NƯỚC CHÂU MỸ Sau cuộc chiến với Tây Ban Nha, nước Mỹ lại bắt đầu quan tâm đến việc xây dựng một kênh đào bắc ngang eo biển Panama, nối liền hai đại dương. Lợi ích của một con kênh như vậy đối với việc chuyên chở hàng hóa trên biển đã được nhiều quốc gia thương mại lớn nhận ra; người Pháp đã đào con kênh từ cuối thế kỷ XIX nhưng phải bỏ cuộc vì không giải quyết nổi các thách thức về kỹ thuật. Là một thế lực tại vùng biển Caribê và. | CON KÊNH ĐÀO VÀ CÁC NƯỚC CHÂU MỸ Sau cuộc chiến với Tây Ban Nha nước Mỹ lại bắt đầu quan tâm đến việc xây dựng một kênh đào bắc ngang eo biển Panama nối liền hai đại dương. Lợi ích của một con kênh như vậy đối với việc chuyên chở hàng hóa trên biển đã được nhiều quốc gia thương mại lớn nhận ra người Pháp đã đào con kênh từ cuối thế kỷ XIX nhưng phải bỏ cuộc vì không giải quyết nổi các thách thức về kỹ thuật. Là một thế lực tại vùng biển Caribê và Thái Bình Dương nước Mỹ thấy ở con kênh đào không chỉ lợi ích về kinh tế mà nó còn là phương tiện giúp chuyên chở tàu chiến từ đại dương này sang đại dương khác nhanh hơn. Vào thời điểm chuyển giao thế kỷ đó nước Panama ngày nay chỉ là một tỉnh ở phía bắc của Colombia. Khi chính quyền Colombia năm 1903 từ chối phê chuẩn hiệp định cho Mỹ quyền xây và quản lý con kênh một nhóm người Panama với sự giúp đỡ của Lính thủy đánh bộ Mỹ đã nổi dậy và tuyên bố độc lập cho Panama. Ngay lập tức quốc gia mới ly khai này được Tổng thống Theodore Roosevelt công nhận. Theo điều khoản của hiệp định được ký vào tháng 11 năm đó Panama trao cho Mỹ quyền thuê vĩnh viễn dải đất rộng 16 km Khu vực kênh đào Panama nằm giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương để được nhận 10 triệu đô-la và khoản lệ phí đô-la mỗi năm. Colombia cũng nhận được 25 triệu đô-la như một phần tiền đền bù. 75 năm sau Panama và Mỹ đã ký kết một hiệp định mới. Hiệp định này thừa nhận chủ quyền của Panama tại Vùng Kênh đào và cam kết chuyển giao kênh đào này trở lại cho Panama vào ngày 31 12 1999. Việc xây dựng xong Kênh đào Panama năm 1914 do Đại tá George W. Goethals chỉ đạo là một thành tựu lớn trong ngành cơ khí. Việc đẩy lùi cùng lúc bệnh sốt rét và sốt vàng da khi đó cũng góp phần giúp công trình được hoàn thành và đồng thời đã trở thành một trong những chiến công vang dội nhất trong phòng chữa bệnh trong thế kỷ XX. Tại các khu vực khác của châu Mỹ La-tinh Mỹ cũng liên tục có những hành động can thiệp. Trong khoảng thời gian giữa năm 1900 và 1920 Mỹ đã tiến hành sáu

TỪ KHÓA LIÊN QUAN