tailieunhanh - Giáo trình triết học part 2

Tham khảo tài liệu 'giáo trình triết học part 2', khoa học xã hội, chính trị - triết học phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Do căn bản dựa trên chế độ công hữu về đất đai dưới hình thức sở hữu pháp lý của nhà nước và sở hũu hiện thực làng xã nên vể căn bản trong lịch sử Việt Nam không diễn ra sự phân hóa giai cấp sâu sắc. Chỉ khi thực dân Pháp xâm lược và đặt ách cai trị thuộc địa mới dẫn tới sự phân hóa giai cấp có phần khốc liệt. Vì vậy về co bản lực lượng thống trị trong xã hội Việt Nam truyền thống là đẳng cấp phong kiến cấu kết với lực lượng giai cấp địa chủ trong các cơ sỏ làng xã nông thôn. Trong những thòi kỳ Bắc thuộc và Pháp thuộc các lực lượng thống trị đó thường trở thành công cụ cai trị của các thế lực ngoại xâm. Một bộ phận cấp tiến và có tinh thần dân tộc tổ chức dân cư dâu tranh khởi nghĩa chống lại các thế lực thống trị đó để giành độc lập dân tộc. Với một lịch sử thành văn trên hai ngàn năm đã có hơn một ngàn năm luôn phải đấu tranh dựng nước và giữ nước. Bởi vậy lịch sử chính trị Việt Nam trước hết thể hiện ra trong hiện thực là lịch sử chông giặc ngoại xâm để xây dựng bảo vệ và củng cố nền độc lập dân tộc. Đây là đặc điểm có liên quan mật thiết với nội dung các tư tưởng triết học Việt Nam. Về tổ chức xã hội cơ cấu xã hội truyền thống Việt Nam là một hệ thống kép mà hệ thống dưới là cơ cấu các làng xã khép kín của các nhóm cư dân nông nghiệp. Mỗi làng xã Việt Nam là một cơ cấu kinh tế - chính trị- văn hóa hoàn chỉnh khép kín và được duy trì gần như bất biến qua nhiều thế kỷ. Trong xã hội phong kiến độc lập tự chủ Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XVIII nhà nước quan liêu đó luôn có 57 hai nhiệm vụ cơ bản là tổ chức dân cư các làng xã chống giặc ngoại xâm và xây dựng bảo trì hệ thống thuỷ lợi tức là thực hiện chức năng kinh tế và an ninh của nhà nước phong kiến Việt Nam. Cd cấu xã hội Việt Nam truyền thông đó bắt đầu có những thay đổi nhất định từ khi thực dân Pháp ốp đặt nền cai trị theo chế độ thuộc địa kiểu cũ . Cơ cấu này đã tiếp tục có những thay đổi rất cơ bản trong thời kỳ cách mạng thành công và công cuộc đổi mới hiện nay. Với cơ sở kinh tế là một nền nông nghiệp

TỪ KHÓA LIÊN QUAN