tailieunhanh - Bộ ba Thế Lữ - Song Kim Nguyễn Huy Tưởng
Trong số các cựu học sinh trường Bonnal, Hải Phòng hồi những năm 20 của thế kỷ trước, có lẽ Thế Lữ là người thành danh sớm nhất. | Bộ ba Thế Lữ - Song Kim -Nguyễn Huy Tưởng Trong số các cựu học sinh trường Bonnal Hải Phòng hồi những năm 20 của thế kỷ trước có lẽ Thế Lữ là người thành danh sớm nhất. Tốt nghiệp bậc Thành chung năm 1928 khi vừa tròn 21 tuổi chàng bạch diện thư sinh thi tiếp vào trường Cao đẳng Mỹ thuật nhưng chỉ học một năm thì bỏ. Để rồi tìm đến thi ca với những thi phẩm không vương bụi trần làm mê lòng bao người yêu cái đẹp thoát tục. Để rồi đến năm 1934 khi mới 27 tuổi đã tự lập cho mình một thương hiệu trên báo giới Lê Ta người giữ chuyên mục thơ nổi tiếng sành sỏi trên Phong hóa cơ quan của Tự lực Văn đoàn. Dễ hiểu vì sao thầy giáo Nguyễn Hữu Tảo lại tự hào về người trò cưng này của mình đến thế. Một ngày cuối năm 1934 khi lứa học trò đàn em hỏi chuyện thầy về bậc đàn anh Nguyễn Thứ Lễ tức Thế Lữ rằng trước đấy thầy có đoán được tương lai sán lạn của chàng không thì thầy đã chẳng ngại ngần trả lời Có chứ thầy đã nhận thấy ngay thiên bẩm của trò Lễ cũng như trò Hiền các anh ấy chịu học lắm học giỏi lắm Hiền là Vũ Văn Hiền cũng là cựu học trò Bonnal về sau trở thành luật sư nổi tiếng có chân trong nội các Trần Trọng Kim . Trong số những trò đến hầu chuyện thầy Tảo hôm ấy có cha tôi - nhà văn Nguyễn Huy Tưởng tương lai. Cha tôi sinh năm 1912 thua Thế Lữ năm tuổi tốt nghiệp Thành chung năm 1932 sau Thế Lữ bốn năm. Bốn năm năm trong cuộc đời người ta không phải là nhiều nhưng vào thời điểm đó cha tôi còn kém ông Thế Lữ về nhiều phương diện. Năm 1934 khi Thế Lữ đã là một nhà thơ một nhà báo có tên tuổi thì cha tôi còn là một người vô danh trong bóng tối chữ dùng của chính ông khi Thế Lữ đã là người cầm cân nảy mực trên thi đàn thì cha tôi còn đang tập làm thơ hòng dự thi báo Phong hóa nơi thi sĩ là một chủ soái. Từ đó đến đầu những năm 40 cha tôi vẫn thường hay trở đi trở lại ý định tìm đến Thế Lữ để nhờ ông này đọc thơ chỉ bảo cho hoặc nếu được nhờ thi sĩ viết đề tựa cho tập thơ Nhất điểm linh đài ông đang khao khát xuất bản. Chỉ đến khi chuyển hẳn sang viết kịch và tiểu thuyết .
đang nạp các trang xem trước