tailieunhanh - Phan Chu Trinh (1872 - 1926)

Phan Chu Trinh sinh năm Nhâm Tuất (1872) niên hiệu Tự Ðức 26, tự là Tử Can, hiệu là Tây Hồ, biệt hiệu là Hy Mã, quê ở xã Tây Lộc, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam .Thân phụ ông là Phan Văn Bì?h, theo nghề võ và đã tích cực chiến đấu trong hàng ngũ Cần Vương . Thân mẫu là Lê Thị Chung, con một nhà thế gia vọng tộc tại làng Phủ Lâm rất tinh thông Hán học và có nhiều đức hạnh .Thuở thiếu thời Phan Chu Trinh được hiền mẫu ân. | Phan Chu Trinh 1872 - 1926 Phan Chu Trinh sinh năm Nhâm Tuất 1872 niên hiệu Tự Đức 26 tự là Tử Can hiệu là Tây Hồ biệt hiệu là Hy Mã quê ở xã Tây Lộc huyện Tiên Phước phủ Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam .Thân phụ ông là Phan Văn Bì h theo nghề võ và đã tích cực chiến đấu trong hàng ngũ Cần Vương . Thân mẫu là Lê Thị Chung con một nhà thế gia vọng tộc tại làng Phủ Lâm rất tinh thông Hán học và có nhiều đức hạnh .Thuở thiếu thời Phan Chu Trinh được hiền mẫu ân cần chăm sóc trong khi phụ thân mãi lo công việc võ biền . Chẳng may mẹ mất sớm vì cha phải bận với võ nghiệp ít săn sóc đến việc học hành hành nên mãi đến năm lên 10 Phan Chu Trinh mới được vào trường học mối tình yêu nước sớm nẩy nở trong trí của Phan Chu Trinh nên trong lúc các bạn đồng học chăm chỉ ngốn những lời giảng dạy của thầy để nhồi vào óc đạo lý và chữ nghĩa của Thánh hiền ông tỏ ra rất xao lãng thờ ơ . Do đó trong suốt ba năm liền học tập Phan Chu Trinh chỉ học lấy lệ Năm 1885 kinh thành Huế thất thủ vua Hàm Nghi phải chạy trốn ra Quảng Trị . Các đạo Cần Vương kháng Pháp nổi lên khắp các nơi . Để cho Phan Chu Trinh có một nghề hợp khả năng và cũng đồng thời được đắc dụng trong buổi non sông nghiêng ngửa thân phụ ông cho ông theo học nghề võ . Lúc bấy giờ thân phụ ông được cử làm Chuyển vận sứ đồn A Bá thuộc hạt Tam Kỳ . Năm 1887 vì nghi kỵ thân phụ Phan Chu Trinh bị hại việc học tập võ nghệ của ông bị gián đoạn. Nhờ người anh cả rước thầy về cho ông tiếp tục học nghề văn . Vì nhận thấy muốn có uy tín để thực hiện chí lớn tron việc cách mạng để giành lại chủ quyền của đất nước nên ông đổi sang học nghề nghiên bút chớ thực ra ông không bao giờ thích cái lối học hư văn .Theo học bốn năm ở nhà . Phan Chu Trinh tỏ ra thông minh tuyệt vời ông thường có những lý luận sâu sắc những nhận xét tinh vi . Năm 1889 theo thụ nghiệp với vị Đốc học Trần Mã Sơn Phan Chu Trinh được bổ vào ngạch học sinh . Năm 1900 trong kỳ thi Hương Phan Chu Trinh thi đỗ Cử Nhân và qua năm sau 1901 ông đỗ Phó Bảng nhằm niên hiệu Thành .