tailieunhanh - NGÂN HÀNG PHẢI NHẬP CUỘC
Khối nợ xấu có thể tháo gỡ nếu NHNN tạo ra một cơ chế vận hành năng động và giới ngân hàng có cái tâm gắn bó, san sẻ, hy sinh quyền lợi trước mắt để giúp kinh tế phục hồi. “Việc thành lập công ty mua bán nợ mới chỉ dừng ở mức độ nghiên cứu, chưa trình Chính phủ và nếu công ty này ra đời, cũng không cần đến tỉ đồng để xử lý nợ xấu vì NHNN sẽ sử dụng nhiều công cụ tài chính. Khi mua bán, giá dựa trên giá chiết khấu, có tính. | NGÂN HÀNG PHẢI NHẬP CUỘC Khối nợ xấu có thể tháo gỡ nếu NHNN tạo ra một cơ chế vận hành năng động và giới ngân hàng có cái tâm gắn bó san sẻ hy sinh quyền lợi trước mắt để giúp kinh tế phục hồi. Trăm dâu đừng đổ đầu tằm Việc thành lập công ty mua bán nợ mới chỉ dừng ở mức độ nghiên cứu chưa trình Chính phủ và nếu công ty này ra đời cũng không cần đến tỉ đồng để xử lý nợ xấu vì NHNN sẽ sử dụng nhiều công cụ tài chính. Khi mua bán giá dựa trên giá chiết khấu có tính đến yếu tố trích lập dự phòng rủi ro - quyền Chánh thanh tra NHNN ông Nguyễn Hữu Nghĩa khẳng định trong buổi gặp mặt báo chí vào cuối tuần trước. Có thể ngành ngân hàng không cần nhiều tiền đến thế để giải quyết nợ xấu nhưng vẫn cần tiền ở mức độ nào đó. Và dù con số là bao nhiêu tiền ấy cũng xuất phát một phần từ ngân sách từ tiền đóng thuế của dân. Trong khi ngân sách còn bội chi có nên đẩy thêm gánh nặng lên vai người đóng thuế Chắc chắn là không nên. Nợ xấu một phần là hậu quả của lỗi cơ chế chính sách tồn đọng lại. Không phải bây giờ người ta mới biết có nợ xấu. Nó tồn tại trong nhiều năm nó là sự tích lũy dồn tụ của cả một thập niên tăng trưởng tín dụng nóng. Một phần của nó do ngân hàng tạo nên. Ông Nghĩa nói rằng ngân hàng không phải tác giả của nợ xấu . Nếu ngân hàng thẩm định dự án chính xác giải ngân theo đúng quy trình quản trị rủi ro liệu nợ xấu có giảm thiểu không Có chứ. Sẽ công bằng hơn khi nhận định nợ xấu là kết quả của cả cơ chế chính sách của hiệu quả sử dụng vốn vay chưa tốt từ khách hàng và quản trị chưa đúng tầm của ngân hàng. Phải biết hy sinh Người ta đang bàn thảo đến các phương thức xử lý nợ xấu nhưng chưa có ý kiến nào nói đến nghĩa vụ trách nhiệm và sự hy sinh quyền lợi trước mắt để có một tương lai ổn định lâu dài của ngành ngân hàng. Tương lai bền vững là cho ngân hàng vì ngân hàng nên ngân hàng không thể không xắn tay áo vào cuộc. Động thái đầu tiên nên chăng các ngân hàng hy sinh lợi nhuận để đảm bảo an toàn hệ thống bằng cách giảm nhanh lãi suất cho vay kéo dần .
đang nạp các trang xem trước