tailieunhanh - KENNEDY VÀ CHIẾN TRANH LẠNH

KENNEDY VÀ CHIẾN TRANH LẠNH Tổng thống Kennedy nhậm chức đã cam kết sẽ tiếp tục cuộc Chiến tranh Lạnh một cách mạnh mẽ, nhưng ông cũng hy vọng sẽ có sự thỏa hiệp và đã chần chừ trong việc tăng cường sức mạnh và quyền lực của nước Mỹ trên trường quốc tế. Trong một năm rưỡi đầu tiên nhậm chức, ông đã từ chối không cho nước Mỹ can thiệp sau khi cuộc tấn công của những người Cuba lưu vong do CIA chỉ đạo vào Vịnh Con lợn thất bại, ông cũng đã để cho quốc gia Đông. | KENNEDY VÀ CHIẾN TRANH LẠNH Tổng thống Kennedy nhậm chức đã cam kết sẽ tiếp tục cuộc Chiến tranh Lạnh một cách mạnh mẽ nhưng ông cũng hy vọng sẽ có sự thỏa hiệp và đã chần chừ trong việc tăng cường sức mạnh và quyền lực của nước Mỹ trên trường quốc tế. Trong một năm rưỡi đầu tiên nhậm chức ông đã từ chối không cho nước Mỹ can thiệp sau khi cuộc tấn công của những người Cuba lưu vong do CIA chỉ đạo vào Vịnh Con lợn thất bại ông cũng đã để cho quốc gia Đông Nam Á - nước Lào rơi vào tay kiểm soát của Cộng sản và đã ngầm đồng ý với việc dựng lên Bức tường Berlin. Các quyết định của Kennedy đều củng cố một cảm nhận về sự thỏa hiệp mà Tổng Bí thư Liên Xô Nikita Khrushchev đã tạo ra trong cuộc gặp cá nhân duy nhất giữa hai người một cuộc gặp thượng đỉnh vào tháng 6 1961 tại Vienna. Chính trong bối cảnh này mà Kennedy đã gặp phải sự kiện nghiêm trọng nhất của cuộc Chiến tranh Lạnh cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cuba. Mùa thu năm 1962 Chính quyền Mỹ biết được rằng Liên Xô đang bí mật bố trí các dàn tên lửa hạt nhân trên đất Cuba. Sau khi cân nhắc các lựa chọn khác nhau ông quyết định kiểm dịch để ngăn chặn không cho tàu chiến Xô-viết tiếp tục vận chuyển thêm tên lửa tới Cuba. Đồng thời ông đã công khai yêu cầu Liên Xô rút bỏ mọi loại tên lửa và vũ khí hạt nhân và cảnh báo rằng hành động quá khích của Liên Xô trên hòn đảo Cuba có thể sẽ dẫn đến một cuộc tấn công trả đũa Liên bang Xô-viết. Sau vài ngày căng thẳng khi mà thế giới đã đứng kề miệng vực thảm họa chiến tranh hạt nhân Liên Xô đã đồng ý rút lui cùng với dàn tên lửa của họ. Những người phê phán đã buộc tội ông là đã đánh liều với thảm họa hạt nhân trong khi chính sách ngoại giao hòa bình vẫn có thể là thích hợp. Cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cuba lần đầu tiên đã khiến Kennedy trở thành một nhà lãnh đạo nổi tiếng của phương Tây dân chủ. Nhìn nhận lại cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quan hệ Xô-Mỹ. Cả hai bên đều nhìn thấy sự cần thiết phải giảm bớt căng thẳng có thể dẫn tới xung đột .