tailieunhanh - Báo cáo nghiên cứu khoa học đề tài " NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG ĐẠM ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẠM CỦA CÁC GIỐNG LÚA MỚI NĂNG SUẤT CAO "

Nghiên cứu được thực hiện trên đồng ruộng với 3 lượng bón đạm trên hai giống lúa năng suất cao Momiroman và Nipponbare tại Nhật Bản trong vụ Hè Thu 2009. Kết quả nghiên cứu cho thấy khi tăng lượng đạm bón đã làm giảm tất cả các chỉ tiêu liên quan đến hiệu quả sử dụng đạm và nhìn chung hiệu quả sử dụng đạm của giống lúa mới năng suất cao “Momiroman” là cao hơn so với giống đối chứng “Nipponbare”. . | TẠP CHÍ KHOA HỌC Đại học Huế Số 67 2011 NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG ĐẠM ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẠM CỦA CÁC GIỐNG LÚA MỚI NĂNG SUẤT CAO Trịnh Thị Sen Trần Văn Tý Trường Đại học Nông Lâm Đại học Huế TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện trên đồng ruộng với 3 lượng bón đạm trên hai giống lúa năng suất cao Momiroman và Nipponbare tại Nhật Bản trong vụ Hè Thu 2009. Kết quả nghiên cứu cho thấy khi tăng lượng đạm bón đã làm giảm tất cả các chỉ tiêu liên quan đến hiệu quả sử dụng đạm và nhìn chung hiệu quả sử dụng đạm của giống lúa mới năng suất cao Momiroman là cao hơn so với giống đối chứng Nipponbare . Tuy nhiên hiệu quả sinh khối của đạm BEN ở giống Momiroman thấp hơn so với giống Nipponbare ngoại trừ ở mức bón đạm 2N. Ngược lại hiệu quả sử dụng đạm đầu vào IEN của giống Momiroman là cao hơn giống Nipponbare. So với giống đối chứng hiệu quả thu hồi đạm của giống Momiroman là thấp hơn nhưng khi tăng mức bón đạm từ 1N đến 2N hiệu quả thu hồi đạm của giống Momiroman chỉ giảm 7 8 trong khi đó giống Nipponbare là 18 5 . Hiệu quả nông học của đạm ở giống Momiroman tại mức bón 1N là cao hơn so với giống Nipponbare nhưng thấp hơn ở mức bón 2N. Hiệu suất phân đạm của giống Momiroman là cao hơn so với giống Nipponbare ở cả 2 mức bón ở mức bón 1N cao hơn 40 5 g g và 2N là 9 0 g g. Tăng liều lượng bón đạm đã làm giảm hiệu quả sinh khối của đạm ở tất cả các thời kỳ sinh trưởng của cả hai giống. Bón đạm đã cải thiện rõ hiệu quả quang hợp của đạm và giống Momiroman có hiệu quả quang hợp của đạm cao hơn giống Nipponbare. Từ khóa Hiệu quả sử dụng đạm lượng bón Momiroman Nipponbare. 1. Đặt vấn đề Lúa Oryza Sativa L. là cây lương thực quan trọng trên thế giới đồng thời là nguồn lương thực chính của người dân tại vùng Đông Nam Á và hiện tại có hơn một nửa dân số trên thế giới sống còn nhờ vào cây lương thực này Manzoor và đồng tác giả 2006 . Trong các yếu tố dinh dưỡng cần thiết với cây trồng thì đạm là một trong những nguyên tố dinh dưỡng hạn chế lớn nhất đến năng suất lúa. Do đó quản

TÀI LIỆU LIÊN QUAN