tailieunhanh - BÀI “HỊCH TƯỚNG SĨ” CỦA TRẦN HƯNG ĐẠO -phần 2

Tuy nhiên, trong giai đoạn thịnh của chế độ phong kiến, mâu thuẫn nói trên vẫn bị thống nhất dưới quyền thống trị của bọn lãnh chủ quý tộc. Từ đời Thập nhị sứ quân, những tầng lớp bình dân càng ngày càng phát triển, gây cơ sở thống nhất quốc gia, làm giảm bớt uy quyền của bọn quý tộc, nhưng bọn này vẫn giữ cơ sở địa phương, những thái ấp lớn và đặc quyền chính trị. | BÀI HỊCH TƯỚNG SĨ CỦA TRẦN HƯNG ĐẠO VÀ XÃ HỘI VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ THỊNH CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN-phần2 2. Kinh tế thái ấp và kinh tế hàng hoá phát triển song song trong giai đoạn thịnh của chế độ phong kiến. Tuy nhiên trong giai đoạn thịnh của chế độ phong kiến mâu thuẫn nói trên vẫn bị thống nhất dưới quyền thống trị của bọn lãnh chủ quý tộc. Từ đời Thập nhị sứ quân những tầng lớp bình dân càng ngày càng phát triển gây cơ sở thống nhất quốc gia làm giảm bớt uy quyền của bọn quý tộc nhưng bọn này vẫn giữ cơ sở địa phương những thái ấp lớn và đặc quyền chính trị. Đời nhà Trần bọn vương hầu vẫn có quân đội riêng đồng thời lại giữ đặc quyền được bổ vào những trọng chức trong triều đình và được đi trấn những địa phương quan trọng. Tức là chế độ căn bản vẫn giữ tính chất phân quyền giai cấp thống trị vẫn là giai cấp lãnh chủ quý tộc. Đến đời nhà Lê các tầng lớp bình dân đã lên mạnh kinh tế thái ấp hết tác dụng tích cực chế độ lãnh chủ bóc lột nông nô phải nhường chỗ cho chế độ địa chủ bóc lột tá điền một hình thức suy đồi của chế độ phong kiến. Bộ máy nhà nước không còn ở trong tay bọn quý tộc điạ phương nhưng được tập trung dưới quyền tuyệt đối của nhà vua tức là dưới áp lực của nhân dân giai cấp phong kiến đã phải bỏ một số đặc quyền chính trị địa phương chủ nghĩa và công nhận nền dân tộc thống nhất đồng thời chúng lại tập trung lực lượng để cố bám lấy chính quyền và kéo dài một chế độ suy đồi dưới hình thức quốc gia tập quyền. Chế độ nhà Trần chưa phải là tập quyền nó còn là một hình thức quân chủ phong kiến phân quyền sắp chuyển sang tập quyền. Nghĩa là bộ máy nhà nước xây dựng trên cơ sở nhân dân với tác dụng là trấn áp những xu hướng chia rẽ của bọn quý tộc điạ phương lại vẫn nằm trong tay bọn này. Chế độ phong kiến còn ở trong thời kỳ thịnh và bọn lãnh chủ còn đủ sức để thống nhất những mâu thuẫn trong xã hội và lãnh đạo công trình xây dựng lực lượng dân tộc và chiến đấu chống ngoại xâm. Sở dĩ như thế là vì kinh tế thái ấp hãy còn tác dụng thúc đẩy sự phát triển

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.