tailieunhanh - BÀI “HỊCH TƯỚNG SĨ” CỦA TRẦN HƯNG ĐẠO

Một bài viết bằng Hán văn có thuộc về văn học Việt nam hay không, đó là một vấn đề phức tạp; muốn giải đáp, phải đi sâu vào định nghĩa và quan niệm văn học nói chung: vì một mặt thì ngôn ngữ là yếu tố căn bản để định nghĩa một nền văn học dân tộc | BÀI HỊCH TƯỚNG SĨ CỦA TRẦN HƯNG ĐẠO VÀ XÃ HỘI VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ THỊNH CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN Một bài viết bằng Hán văn có thuộc về văn học Việt nam hay không đó là một vấn đề phức tạp muốn giải đáp phải đi sâu vào định nghĩa và quan niệm văn học nói chung vì một mặt thì ngôn ngữ là yếu tố căn bản để định nghĩa một nền văn học dân tộc nhưng một mặt khác đấy không phải là một yếu tố độc nhất và xét đến nội dung thì nếu không nhận bài Hịch của Trần Hưng Đạo vào văn học Việt nam thì cũng khó lòng mà đưa nó vào văn học Trung Hoa. Trong phạm vi bài nghiên cứu này chúng tôi không có ý mở một cuộc thảo luận rộng rãi đến thế. Đây chỉ nhằm đi đến một nhận định cụ thể về giá trị bài Hịch tướng sĩ. Dù có được kể vào văn học Việt nam hay không bài ấy cũng đánh dấu một bước quyết định trong cuông cuộc xây dựng tinh thần dân tộc phản ánh một thời đại vinh quang trong lịch sử Việt nam. Vậy chúng ta hãy nhận đây là một tác phẩm thiên tài của văn hoá dân tộc và đi vào nội dung cụ thể. Bài Hịch của Trần Hưng Đạo là một sản phẩm điển hình của tinh thần quốc gia phong kiến. Đứng về mặt giá trị tư tưởng nó tỏ lòng ái quốc tinh thần hy sinh và quyết chí tiêu diệt xâm lăng. Nhưng xét đến nội dung thiết thực và động cơ tư tưởng thì chúng ta lại thấy biểu lộ một cách có thể nói là trắng trợn những ý nghĩ của một giai cấp chuyên môn bóc lột. Đành rằng đoạn đầu có nêu gương hy sinh của những anh hùng thời xưa bỏ mình vì nước nhưng đến mấy đoạn sau lại thấy rõ cái nước đây chỉ được quan niệm như tổng số những thái ấp và bổng lộc của bọn phong kiến thống trị mà chúng cần phải bảo vệ để hưởng một đời phú quí xa hoa với vợ con. Không có một câu nói đến những nỗi gian khổ của nhân dân không được một câu biểu lộ tư tưởng cứu dân. Một thế kỷ rưỡi về sau Nguyễn Trãi mở đầu bài Bình Ngô đại cáo lấy ngay dân sinh làm lý do biện chính quyền thống trị của giai cấp phong kiến dân tộc Làm điều nhân nghĩa cốt ở yên dân Muốn cứu dân phạt tội phải trừ kẻ tàn bạo . Những mối lo lắng của Trần Hưng Đạo kêu .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.