tailieunhanh - Luận văn: Ảnh hưởng của các loại thức ăn đến khả năng sinh trưởng và phát triển của tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei) nuôi
Trong giai đoạn hiện nay, song song với việc phát triển các ngành kinh tế khác, nghề nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, góp phần nâng cao đời sống và tạo việc làm cho người dân lao động. | Kết quả thu được cho thấy hệ số FCR thay đổi theo từng giai đoạn nuôi. Tháng thứ hai hệ số FCR nhỏ nhất do thời điểm này tôm tăng trưởng nhanh nhất. Trong đó tôm sử dụng thức ăn Nuri có hệ số FCR là 1,04; thức ăn Hipo 1,07 và thức ăn Winner 1,12. Sang tháng thứ 3 tôm bắt đầu tăng trưởng chậm lại, lượng thức ăn sử dụng cũng giảm xuống nhưng hệ số FCR vẫn ở mức cao nhất. Hệ số FCR của các ao nuôi bằng thức ăn Winner là 1,56; thức ăn Hipo và Nuri lần lượt là 1,34 và 1,39. Qua từng giai đoạn và kết thúc vụ nuôi, thức ăn Hipo và Nuri cho hệ số FCR thấp hơn thức ăn Winner. Kết thúc 90 ngày nuôi, hệ số FCR của hai nghiệm thức Nuri và Hipo là tương đương nhau đạt 1,18; thức ăn Winner đạt 1,29. Phân tích thống kê cho thấy tháng thứ hai và ba có sự khác nhau về hệ số FCR của hai nghiệm thức Hipo và Nuri, nhưng sự khác nhau này là không nhiều. Qua 90 ngày nuôi hệ số FCR của hai nghiệm thức này lại ngang nhau. Thức ăn Winner luôn có hệ số FCR cao hơn hai loại còn lại với mức ý nghĩa p < 0,05. Từ kết quả so sánh hệ số FCR của 3 nghiệm thức có thể kết luận rằng hệ số FCR phụ thuộc rất nhiều vào tốc độ tăng trưởng của tôm nuôi, lượng thức ăn sử dụng cũng chỉ mang tính chất tương đối do việc xác định lượng thức ăn thừa trong ao nuôi gặp nhiều khó khăn. Như vậy việc lựa chọn loại thức ăn có chất lượng tốt, giúp tôm tăng trưởng nhanh là rất quan trọng nhằm giảm hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR), từ đó nâng cao lợi nhuận nuôi tôm.
đang nạp các trang xem trước