tailieunhanh - TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI 1

TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI 1 I. Địa lý và cư dân. Trung Quốc là một nước lớn ở Đông Á. Trên lãnh thổ Trung Quốc có hai dòng sông lớn chảy qua, đó là sông Hoàng Hà (dài 5464 Km) ở phía Bắc và Trường Giang (dài 6300 Km) ở phía Nam. Khi mới thành lập nước vào khoảng thế kỷ thứ XXI TCN địa bàn của Trung Quốc chỉ mới là một vùng nhỏ ở trung lưu lưu vực Hoàng Hà. Từ đó, lãnh thổ Trung Quốc được mở rộng dần nhưng đến thế kỷ III TCN tức là đến. | TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI 1 I. Địa lý và cư dân. Trung Quốc là một nước lớn ở Đông Á. Trên lãnh thổ Trung Quốc có hai dòng sông lớn chảy qua đó là sông Hoàng Hà dài 5464 Km ở phía Bắc và Trường Giang dài 6300 Km ở phía Nam. Khi mới thành lập nước vào khoảng thế kỷ thứ XXI TCN địa bàn của Trung Quốc chỉ mới là một vùng nhỏ ở trung lưu lưu vực Hoàng Hà. Từ đó lãnh thổ Trung Quốc được mở rộng dần nhưng đến thế kỷ III TCN tức là đến cuối thời cổ đại cương giới phía Bắc của Trung Quốc chưa vượt qúa dãy Vạn lý trường thành ngày nay phía Tây mới đến đông Nam tỉnh Cam Túc và phía Nam chỉ bao gồm một dãy đất nằm dọc theo hữu ngạn Trường Giang mà thôi Trung Quốc là một trong những nơi từ sớm đã có loài người cư trú. Về mặt chủng tộc cư dân ở lưu vực Hoàng Hà thuộc giống Mông Cổ đến thời Xuân Thu được gọi là Hoa Hạ nói tắt là Hoa hoặc Hạ. Đó là tiền thân của dân tộc Hán sau này. Còn cư dân ở phía Nam Trường Giang thì khác hẳn cư dân vùng Hoàng Hà về ngôn ngữ và phong tục tập quán ví dụ cư dân các nước Ngô Việt có tục cắt tóc xăm mình đi chân đất. Đến thời Xuân Thu các tộc này bị Hoa Hạ đồng hoá. II. Các triều đại Hạ Thương Chu. 1. Hạ Thương và Tây Chu. a. Vài nét về xã hội nguyên thủy. Trung Quốc đã trải qua xã hội nguyên thủy. Hiện nay rất nhiều nơi trên lãnh thổ Trung Quốc đã phát hiện được nhiều di chỉ thuộc thời kỳ đồ đá cũ đồ đá giữa và đồ đá mới. Bên cạnh các hiện vật khảo cổ học các thư tịch Trung Quốc cũng ghi chép nhiều truyền thuyết về thời kỳ nguyên thủy. Theo truyền thuyết đến thiên kỷ III TCN ở lưu vực Hoàng Hà có nhiều bộ lạc cư trú. Thủ lĩnh nổi tiếng nhất của các bộ lạc đó là Hoàng đế. Nhân vật này được coi là thủy tổ của người Trung Quốc. Đến cuối thiên kỷ III TCN các hậu duệ của hoàng đế là Đường Nghiêu Ngu Thuấn Hạ Vũ nối tiếp nhau làm thủ lĩnh. Nghiêu và Thuấn là hai thủ lĩnh của liên minh bộ lạc nhưng về sau hai ông được coi là hai vị Hoàng Đế tốt nhất trong lịch sử Trung Quốc. b. Triều Hạ. khoảng thế kỷ XXI - XVII TCN Sau khi Hạ Vũ chết con của ông là Khải được

TỪ KHÓA LIÊN QUAN