tailieunhanh - Sự khác biệt của người tiêu dùng hai miền
Bắt nguồn từ sự khác biệt về lịch sử, văn hóa và kinh tế, Người tiêu dùng ở các vùng khác nhau của Việt Nam có những thái độ và suy nghĩ khác nhau trong cuộc sống. Những sự khác biệt này thể hiện trong việc lựa chọn thương hiệu, trong quá trình đưa ra quyết định, trong thói quen mua sắm và mức độ tự tin trong tiêu dùng | Người tiêu dùng ở Tp. Hồ Chí Minh sống cho hiện tại và ít lo xa cho tương lai như người tiêu dùng ở Hà Nội. Mọi người trước đây vẫn thường nghe nói: Người Hà Nội kiếm được 10 đồng, nhưng chỉ tiêu 1 đồng; còn người Tp. Hồ Chí Minh kiếm được 10 đồng, nhưng tiêu tới 11 đồng. Câu nói đó dường như diễn tả rất đúng thói quen của người tiêu dùng 2 miền. Người Hà Nội tiết kiệm từng đồng cho tương lai, trong khi đó người Hồ Chí Minh lại khác, nếu thấy cần họ sẽ mua ngay, không lo nghĩ nhiều xa xôi. Theo nghiên cứu Đo lường Tài chính Cá nhân (Personal Finance Monitor) của công ty Nielsen thực hiện năm 2008, Người tiêu dùng ở Hồ Chí Minh sẵn sàng đi vay mượn của ngân hàng hay các tổ chức tài chính khác cho các nhu cầu tiêu dùng của mình, trong khi đó hơn một nửa (57%) người Hà Nội cho biết họ sẽ không vay tiền từ ngân hàng hay bất kỳ tổ chức tài chính nào. Điều này có vẻ hợp l ý với thói quen chú ý đến ý kiến của người khác ở Hà Nội, nơi mà người ta hay lo lắng và bị tác động bởi đánh giá của người khác về mình – và có vẻ trong mắt người Hà Nội, việc vay mượn tiền hay bị phụ thuộc tài chính vào tổ chức nào đó sẽ khiến họ bị “mất mặt”.
đang nạp các trang xem trước