tailieunhanh - Những thất bại của thị trường

Một nguyên lý cơ bản của kinh tế học là trong một thị trường tự do, mọi người sẽ mua nhiều một loại hàng hóa hay dịch vụ nào đó khi giá hạ, và mua ít khi giá tăng, nếu tất cả các yếu tố khác không đổi. Điều này vừa rõ ràng về trực giác vừa dễ chứng minh. Khách hàng đích thực thường nhạy cảm về giá | Chương 8 Những thất bại của thị trường Thất bại của thị trường Thế nào là sự thất bại trục trặc của thị trường Sự thất bại của thị trường là thuật ngữ để chỉ các tình huống trong đó điểm cân bằng trên các thị trường tự do cạnh tranh không đạt được sự phân bố hiệu quả. Hay nói cách khác ngăn cản bàn tay vô hình phân bố các nguồn lực có hiệu quả. Chuẩn mực chung là hiệu quả Pareto Một sự phân bố là hiệu quả Pareto đối với một tập hợp nhất định các sở thích của người tiêu dùng các nguồn lực và công nghệ nếu không có khả năng dịch chuyển tới một sự phân bố khác có thể làm cho một số người giàu lên mà không có ai nghèo đi. Các nguyên nhân 1. Tình trạng cạnh tranh không hoàn hảo độc quyền và sức mạnh thị trường 2. Các ngoại ứng 3. Việc cung cấp các sản phẩm công cộng 4. Việc bảo đảm sự công bằng xã hội 1 1. Tình trạng cạnh tranh không hoàn hảo độc quyền và sức mạnh thị trường Cạnh tranh hoàn hảo P MC Cạnh tranh không hoàn hảo P MR MC 2. Ảnh hưởng của các ngoại ứng Một ngoại ứng xuất hiện khi nào một quyết định sản xuất hoặc tiêu dùng của cá nhân này ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất hoặc tiêu dùng của những người khác mà không thông qua giá cả thị trường Một ngoại ứng có thể phát sinh giữa người sản xuất với nhau giữa người tiêu dùng với nhau hoặc giữa người sản xuất với người tiêu dùng Ví dụ - Một nhà máy đổ chất thải xuống sông - Một hộ gia đình xây bồn hoa làm đẹp khu phố MSC MPC MEC Ngoại ứng tiêu cực - khi hành động của bên này gây chi phí cho bên kia Ngoại ứng tích cực - khi hành động của bên này đem lại lợi ích cho bên kia 2 Ngoại ứng tích cực Q Q 3. Cung cấp các hàng hoá công cộng Các đặc tính của hàng hoá 1. Tính cạnh tranh sự hưởng thụ của người này làm giảm khả năng hưởng thụ của người khác Không có tính cạnh tranh sự hưởng thụ của người này không làm giảm khả năng hưởng thụ của người khác 2. Tính loại trừ Người ta có ngăn ngừa người khác hưởng thụ một hàng hoá nào đó Tính không loại trừ Không có khả năng ngăn ngừa người khác hưởng thụ một hàng hoá nào đó

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.