tailieunhanh - TÀI LIỆU THAM KHẢO: MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI

Môi trường bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật, tất cả các yếu tố vô sinh và hũu sinh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển và sinh sản của sinh vật. Có 4 loại môi trường phổ biến : môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí và môi trường sinh vật. * Nhân tố sinh thái là các nhân tố vô sinh, hữu sinh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sinh trưởng, phát triển và sinh sản của sinh vật. Có 3 nhóm. | MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI 1. Khái niệm Môi trường bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật tất cả các yếu tố vô sinh và hũu sinh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống phát triển và sinh sản của sinh vật. Có 4 loại môi trường phổ biến môi trường đất môi trường nước môi trường không khí và môi trường sinh vật. Nhân tố sinh thái là các nhân tố vô sinh hữu sinh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sinh trưởng phát triển và sinh sản của sinh vật. Có 3 nhóm nhân tố sinh thái - Nhân tố vô sinh bao gồm tất cả các yếu tố không sống của thiên nhiên có ảnh hưởng đến cơ thể sinh vật như ánh sáng nhiệt độ độ ẩm . -Nhân tố hũu sinh bao gồm mọi tác động của các sinh vật khác lên cơ thể sinh vật. -Nhân tố con người bao gồm mọi tác động trực tiếp hay gián tiếp của con người lên cơ thể sinh vật. 2. Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên cơ thể sinh vật a Ảnh hưởng của các nhân tố vô sinh Nhiệt độ Nhiệt độ ảnh hưởng thường xuyên tới các hoạt động sống của sinh vật. - Thực vật và các động vật biến nhiệt như ếch nhái bò sát phụ thuộc trực tiếp vào nhiệt độ môi trường. Nhiệt độ môi trường tăng hay giảm thì nhiệt độ cơ thể của chúng cũng tăng giảm theo. Động vật đẳng nhiệt như chim và thú do có khả năng điều hòa và giữ được thân nhiệt ổn định nên có thể phát tán và sinh sống khắp nơi. Ví dụ ở vùng băng giá Cực Bắc lạnh tới - 40o C vẫn có loài cáo cực thân nhiệt 38oC và gà gô trắng thân nhiệt 43 oC sinh sống. - Giới hạn sinh thái Các loài sinh vật phản ứng khác nhau với nhiệt độ. Ví dụ cá rô phi ở nước ta chết ở nhiệt độ dưới 5 6oC và trên 42oC và phát triển thuận lợi nhất ở 30oC. Nhiệt độ 5 6oC gọi là giới hạn dưới 42oC gọi là giới hạn trên và 30oC là điểm cực thuận của nhiệt độ đối với cá rô phi ở Việt Nam. Từ 5 6oC đến 42oC gọi là giới hạn chịu đựng hay giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam. - Nhiệt độ môi trường tăng lên làm tăng tốc độ của các quá trình sinh lí trong cơ thể sinh vật. Ở động vật biến nhiệt nhiệt độ môi trường càng cao .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN