tailieunhanh - Nghệ thuật cải lương – Phần 3

Âm điệu Bài ca Cải lương đặt theo bản đờn, nên kịch sỹ phải tùy âm nhạc, không được tự do phô diễn hết tài năng của mình như trong điệu hát Bội. Ca dư hơi thì trễ đờn, còn thiếu hơi dứt trước đờn. Kịch sỹ bị bó buộc trong khuôn khổ nhịp đờn, dầu có hơi hám nhiều cũng không thể vượt ra ngoài nhịp vì sợ ca lỗi sau này, trong điệu Cải lương có bản Vọng cổ thêm nhiều nhịp. Bài ca vọng cổ đặt không ăn sát câu đờn, miễn vô đầu và. | Nghệ thuật cải lương - Phần 3 Âm điệu Bài ca Cải lương đặt theo bản đờn nên kịch sỹ phải tùy âm nhạc không được tự do phô diễn hết tài năng của mình như trong điệu hát Bội. Ca dư hơi thì trễ đờn còn thiếu hơi dứt trước đờn. Kịch sỹ bị bó buộc trong khuôn khổ nhịp đờn dầu có hơi hám nhiều cũng không thể vượt ra ngoài nhịp vì sợ ca lỗi sau này trong điệu Cải lương có bản Vọng cổ thêm nhiều nhịp. Bài ca vọng cổ đặt không ăn sát câu đờn miễn vô đầu và dứt câu đờn ca cho trúng hơi trúng nhịp. Nhờ vậy có nhiều kịch sỹ được tự do phô bày hết khả năng của mình. Nghệ sỹ Thanh Thanh Tâm Một khuyết điểm thứ hai là đương nói chuyện kế bắt qua ca. Trừ một ít danh ca biết cách mở hơi cho câu ca của mình có hứng thú còn phần đông vô ca nghe khô khan lã chã lắm không có mùi vị chút nào. Lỗi ấy một phần do ban âm nhạc thờ ơ không thuộc chỗ nào sắp ca đặng giao đờn trước hầu gợi ý cho khán giả có cảm giác vui buồn trước khi nghe ca như bên âm nhạc hát Bội. Cải lương được chỗ ưu điểm là nhờ âm nhạc biết tùy hơi cao thấp của kịch sĩ để lên dây Hò nên kịch sỹ ca đúng hơi thiên phú của mình không rán hơi quá như bên hát Bội. Thế nào là một giọng ca cải lương hay Cải lương có những làn điệu bài bản cố định từ đó nhạc sỹ thiết kế để phù hợp với tâm trạng từng nhân vật. Trong ngần ấy mẫu gốc làn điệu cơ bản hát thế nào cho hay cho đẹp có hơi ấm tình cảm và bản sắc riêng hoàn toàn phụ thuộc vào tài nghệ điều khiển thao túng nhịp điệu của từng diễn viên hát cải lương. Yếu tố hàng đầu cho một giọng ca cải lương hay chính là sức mạnh truyền cảm. Một giọng ca hời hợt chỉ thấy lời mà không thấy lòng người không phải là giọng ca hay. Ngay cả một giọng ca điêu luyện về kỹ thuật mà không có linh cảm có cái hồn thì cũng chỉ là một giọng ca chết không sinh khí. Một giọng ca hay là giọng ca lột tả đến cùng tình cảm của câu hát của tâm trạng nhân vật bằng tất cả rung động của trái tim người hát và bằng cả quá Thanh Thanh Hientrình khổ luyện tìm ra được cách biểu hiện tốt nhất. Khi nội dung bài

TỪ KHÓA LIÊN QUAN