tailieunhanh - Bùi Viện (1839-1878) và cuộc cải cách hải quân - Phần 2

Đông Á được định nghĩa là các quốc gia ở khu vực bờ biển phía Tây Thái Bình Dương và những đảo quốc bao gồm Hàn Quốc, Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản, Philippines, Indonesia. Người châu Âu còn gọi là Viễn Đông (The Far East) vì thời kỳ đó họ phải đi vòng qua châu Phi, vượt qua Ấn Độ Dương mới tới được vùng đất này. Vào giữa thế kỷ 19, khi các nước châu Âu xâm chiếm khu vực Á Đông, các quốc gia ở khu vực này có hai khuynh hướng chính: - Khuynh hướng. | Bùi Viện 1839-1878 và cuộc cải cách hải quân - Phần 2 B- ĐÔNG Á GIỮA THẾ KỶ 19 Đông Á được định nghĩa là các quốc gia ở khu vực bờ biển phía Tây Thái Bình Dương và những đảo quốc bao gồm Hàn Quốc Trung Hoa Việt Nam Nhật Bản Philippines Indonesia. Người châu Âu còn gọi là Viễn Đông The Far East vì thời kỳ đó họ phải đi vòng qua châu Phi vượt qua Ân Độ Dương mới tới được vùng đất này. Vào giữa thế kỷ 19 khi các nước châu Âu xâm chiếm khu vực Á Đông các quốc gia ở khu vực này có hai khuynh hướng chính - Khuynh hướng bảo thủ đóng cửa lấy chủ trương bế quan tỏa cảng và nhắm mắt làm ngơ trước hiện tình thế giới. Những quốc gia đại diện cho đường lối này có thể kể đến Trung Hoa và Việt Nam. - Khuynh hướng canh tân và mở cửa giao thiệp với nước ngoài một mặt học hỏi những điều mới lạ thay đổi cơ chế học thuật thi cử du nhập những cái hay của người. Đại diện cho chiều hướng này phải kể đến Nhật Bản Thái Lan. 1 Trung Hoa Trung Hoa là quốc gia có một nền văn minh sớm sủa tiến trước các quốc gia châu Âu đến mấy trăm năm. Ngay từ thế kỷ 11 họ đã chế tạo được máy in và sách vở đã tương đối khá phổ biến. Thương mại và kỹ nghệ cũng phát triển với nhiều công trình đồ sộ về giao thông bao gồm cả đường sá và thủy đạo. Nhiều thành phố lớn được xây dựng một cách qui mô to lớn và văn minh hơn các thành phố châu Âu cùng thời. Tiền giấy được phát minh do nhu cầu buôn bán và riêng kỹ nghệ sắt họ đã đạt được mức tấn một năm để dùng trong quân sự với một đội quân lên đến trên người. Họ đã tìm ra và biết sử dụng thuốc súng để chế tạo súng thần công vào cuối thế kỷ 14. Năm 1420 Minh triều đã có một hải đội hùng hậu lên đến 1350 chiến thuyền trong đó có 400 chiến hạm kiên cố và 250 hải thuyền được đặc biệt dùng cho viễn hành. Tuy nhiên kể từ năm 1433 sau những chuyến viễn du của thái giám Trịnh Hòa triều đình nhà Minh không những ngưng việc phát triển hải quân mà còn cấm không cho chế tạo những chiếc tàu nào lớn hơn 2 cột buồm và quan quân được điều qua những thuyền nhỏ hơn .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN