tailieunhanh - Hội làng Phù Ðổng

Hội làng Phù Ðổng Mồng bảy hội Khám Mồng tám hội Dâu Mồng chín đâu đâu Thì về Hội năm vào ngày mồng tám tháng Tư, tại đình làng Gióng, tên chữ là làng Phù Ðổng, huyện Tiên Du, Tỉnh Bắc Ninh có mở hội kỷ niệm đức Phù Ðổng Thiên Vương, tục gọi là Ðức Thánh Gióng, rất linh đình và trang đền Phù Ðổng Thiên Vương tục gọi là hội Gióng rất vui với cuộc rước lịch sử, diễn lại trận đánh giặc Ân của đức Thánh Gióng. Sự tích Ðời Hùng Vương thứ VI, có đám. | Hội làng Phù Đổng Mồng bảy hội Khám Mồng tám hội Dâu Mồng chín đâu đâu Thì về Hội năm vào ngày mồng tám tháng Tư tại đình làng Gióng tên chữ là làng Phù Đổng huyện Tiên Du Tỉnh Bắc Ninh có mở hội kỷ niệm đức Phù Đổng Thiên Vương tục gọi là Đức Thánh Gióng rất linh đình và trang đền Phù Đổng Thiên Vương tục gọi là hội Gióng rất vui với cuộc rước lịch sử diễn lại trận đánh giặc Ân của đức Thánh Gióng. Sự tích Đời Hùng Vương thứ VI có đám giặc gọi là giặc Ân hùng mạnh không ai đánh nổi. Vua bèn sai sứ đi rao trong nước để tìm người tài giỏi ra đánh giặc giúp nước. Bấy giờ ở làng Phù Đổng có đứa trẻ xin đi đánh giặc giúp vua. Sứ giả về tâu vua lấy làm lạ cho đòi vào chầu. Đứa trẻ ấy xin đúc cho một con ngựa và cái roi bằng sắt. Khi ngựa và roi đúc xong thì đứa trẻ vươn vai một cái tự nhiên người cao lớn lên một trượng rồi nhảy lên ngựa cầm roi đi đánh giặc. Phá được giặc Ân rồi người ấy đi đến núi Sóc Sơn thì biến mất. Vua nhớ ơn truyền lập đền thờ ở làng Phù Đổng về sau phong làm Phù Đổng Thiên Vương . Sửa soạn ngày hội Hội đền Phù Đổng Thiên Vương là một hội rất lớn do bốn xã thuộc tổng Phù Đổng cùng tổ chức với sự tham gia của làng hội Xá nên việc sửa soạn ngày hội cũng rất cẩn trọng nhất là sửa soạn cho cuộc diễn lại thần tích đức Thánh Gióng phá giặc Ân. Trong bốn xã này có hai xã Phù Đồng và Phù Dực được luân phiên cử chủ tọa đám hội. Hai xã Đổng Xuyên và Đổng Viên chỉ đóng vai phụ tá trong đám hội và chỉ được đóng vai quân lính do thám. Mỗi xã được chia làm nhiều giáp mỗi giáp tựa như một ấp hiện nay. Hàng giáp phải cử lấy những người giữ các vai quan trọng trong cuộc diễn lại trận diệt giặc Ân. Những người này là các ông Hiệu hiệu Cờ trông nom cờ lệnh hiệu Chiêng điều khiển khiêng hiệu Trống điều khiển trống. Còn một ông Hiệu Trung Quân để phối hợp điều hòa sự tiến quân và hai ông Hiệu Tiểu Cổ để đi tiên phong thám thính quân giặc. Tất cả các ông Hiệu đều phải kén trong đám thanh niên từ 12 đến 26 tuổi. Có thể là những chàng trai đã lập gia

TỪ KHÓA LIÊN QUAN