tailieunhanh - Chỉ thị số 24/CT-TTg

CHỈ THỊ VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN CUỘC VẬN ĐỘNG "NGƯỜI VIỆT NAM ƯU TIÊN DÙNG HÀNG VIỆT NAM" | THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM --- Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số 24 CT-TTg Hà Nội ngày 17 tháng 09 năm 2012 CHỈ THỊ VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN CUỘC VẬN ĐỘNG NGƯỜI VIỆT NAM ƯU TIÊN DÙNG HÀNG VIỆT NAM Sau 3 năm triển khai thực hiện Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam sau đây gọi là Cuộc vận động bước đầu phong trào mạnh mẽ trong mọi tầng lớp nhân dân trên cả nước đã tạo ra xu hướng lựa chọn tiêu dùng hàng Việt Nam. Kết quả của Cuộc vận động không chỉ góp phần thúc đẩy sản xuất nâng cao uy tín của doanh nghiệp Việt Nam mà còn có ý nghĩa tích cực trong việc thực hiện các giải pháp để giữ vững ổn định sản xuất kinh doanh bảo đảm đời sống của nhân dân duy trì phát triển kinh tế ổn định xã hội của đất nước trong điều kiện tác động tiêu cực của khủng hoảng kinh tế thế giới. Bên cạnh những kết quả khả quan việc triển khai thực hiện Cuộc vận động trong thời gian qua còn những hạn chế như Nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của Cuộc vận động chưa được quán triệt đồng bộ trong toàn hệ thống chính trị các hoạt động thông tin tuyên truyền còn chưa cụ thể thiết thực công tác rà soát sửa đổi bổ sung các cơ chế chính sách pháp luật để phù hợp với tinh thần Cuộc vận động còn chậm. Để tiếp tục tăng cường việc triển khai thực hiện Cuộc vận động trong thời gian tới Thủ tướng Chính phủ yêu cầu 1. Các Bộ ngành địa phương cơ quan đơn vị liên quan a Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền vận động để người tiêu dùng trong nước và nước ngoài biết hiểu đánh giá đúng về chất lượng sản phẩm hàng hóa dịch vụ khả năng sản xuất kinh doanh và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục thực hiện các giải pháp thích hợp để khuyến khích định hướng tiêu dùng và vận động nhân dân tích cực sử dụng hàng Việt Nam. b Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền để các cơ quan đơn vị và tổ chức chính trị -xã hội nhận thức đúng yêu cầu của Cuộc vận động để thực hiện mua hàng Việt Nam khi có nhu cầu mua sắm bằng nguồn kinh phí thuộc ngân sách .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN