tailieunhanh - Phân tích đầy đủ bài đất nước Nguyễn Khoa Điềm
Phân tích đầy đủ bài đất nước Nguyễn Khoa Điềm ĐẤT NƯỚC NKĐ Từ đầu đến . làm nên đất nước muôn đời" Hoàn cảnh ra đời: (Trường ca MĐKV) - Được hoàn thành năm 1971 tại chiến khu Trị Thiên, in lần đầu năm 1974, viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiếm miền Nam về non sông đất nước, về sứ mệnh của thế hệ mình trong cuộc chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược. - Trường ca MĐKV gồm 9 chương, trong đó nhà thơ dành riêng một chương V để nói về "Đất nước". Đoạn trích "Đất. | Phân tích đầy đủ bài đất nước Nguyễn Khoa Điềm ĐẤT NƯỚC NKĐ Từ đầu đến . làm nên đất nước muôn đời Hoàn cảnh ra đời Trường ca MĐKV - Được hoàn thành năm 1971 tại chiến khu Trị Thiên in lần đầu năm 1974 viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiếm miền Nam về non sông đất nước về sứ mệnh của thế hệ mình trong cuộc chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược. - Trường ca MĐKV gồm 9 chương trong đó nhà thơ dành riêng một chương V để nói về Đất nước . Đoạn trích Đất nước trong SGK là trích trong phần đầu chương V là đoạn thơ hay về đề tài đất nước trong thơ Việt Nam hiện đại. Khác với nhiều tác giả đi trước và một số cây bút cùng thế hệ thường lấy yếu tố lịch sử của các triều đại để chiêm ngưỡng hình ảnh của Tổ quốc và hay dùng những hình ảnh kì vĩ mĩ lệ mang tính biểu tượng để thể hiện cảm nhận của mình về đất nước. Nguyễn Khoa Điềm thì khác ông lại lại bắt đầu từ những yếu tố văn hóa gần gũi giản dị. thân thiết để dựng nên hình ảnh đất nước Việt Nam. Chín câu thơ đầu mở ra một không gian thời gian không hạn định nhưng đậm đà văn hóa dân tộc. Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi Đất nước có trong những cái ngày xửa ngày xua. Mẹ thường hay kể. Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc Tóc mẹ thì bới sau đầu Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn Cái kèo cái cột thành tên Hạt gạo phải một nắng hai sương xay giã dần sàng Đất nước có từ ngày đó. Bằng giọng thơ ngọt ngào thủ thỉ như lời bà lời mẹ tâm tình cùng với sự am hiểu vốn văn hóa dân gian sâu sắc cùng với việc sử dụng chất liệu dân gian như mượn thành ngữ ca dao tục ngữ dân gian để lí giải nguồn gốc đất nước bằng chính những gì bình dị và gần gũi nhất. Đây là một kiểu lí giải đặc biệt làm nên cái hay của chương thơ Đất Nước. NKĐ nhẹ nhàng ghi vào lòng ta đưa ta trở về với một miền ấu thơ để được nghe bà nghe mẹ kể những câu chuyện cổ tích thần thoại mà câu chuyện nào cũng đẹp cũng giàu chất thơ. Không chỉ thế nhà thơ còn đưa ta về với những phong tục văn .
đang nạp các trang xem trước